2G

2G (còn viết là 2-G) là tên viết tắt của công nghệ mạng di động viễn thông (hay có thể gọi là công nghệ mạng không dây tế bào - wireless cellular technology) thế hệ thứ hai. Mạng 2G được triển khai thương mại dựa trên chuẩn tiêu chuẩn GSMPhần Lan bởi nhà mạng Radiolinja (hiện là một phần của công ty viễn thông Elisa Oyj) vào năm 1991.[1]

Ba tính năng vượt trội của mạng 2G so với 2 công nghệ tiền nhiệm là 0G1G là:

  1. Gọi thoại với tín hiệu được mã hóa dưới dạng tín hiệu kỹ thuật số (digital encrypted).
  2. Sử dụng hiệu quả hơn phổ tần số vô tuyến cho phép nhiều người dùng hơn trên mỗi dải tần.
  3. Cung cấp dịch vụ dữ liệu cho di động, bắt đầu với tin nhắn văn bản SMS.

Các công nghệ 2G cho phép các nhà mạng khác nhau cung cấp các dịch vụ như tin nhắn văn bản, tin nhắn hình ảnh và MMS (tin nhắn đa phương tiện). Tất cả các tin nhắn văn bản được gửi trên 2G đều được mã hóa bằng tín hiệu kỹ thuật số (digital), cho phép truyền dữ liệu theo cách mà chỉ người nhận như dự định mới được nhận và đọc tin nhắn.

Sau khi mạng 2G được triển khai, các hệ thống mạng không dây di động trước đó được đặt tên là 1G. Trong khi tín hiệu vô tuyến trên mạng 1G là tín hiệu tương tự (analog), tín hiệu vô tuyến trên mạng 2G là tín hiệu digital. Cả hai hệ thống đều sử dụng tín hiệu digital để kết nối với phần còn lại của hệ thống di động thông qua các tháp vô tuyến (radio tower).

Với công nghệ dịch vụ vô tuyến gói tổng hợp (GPRS), mạng 2G cung cấp tốc độ truyền tối đa theo lý thuyết là 0.5 Mbit/s (114 kbit/s trên thực tế).[2] Với công nghệ EDGE (Enhanced Data Rates for GSM Evolution), tốc độ truyền tối đa theo lý thuyết là 1 Mbit/s (0.5 Mbit/s trên thực tế).[2]

Công nghệ 2G phổ biến nhất là công nghệ đa truy nhập phân chia theo thời gian (TDMA: time division multiple access), dựa trên GSM, khởi nguồn từ Châu Âu nhưng được sử dụng ở hầu hết các nước trên thế giới, ngoài Bắc Mỹ. Hơn 60 nhà mạng GSM cũng đã sử dụng CDMA2000 trong dải tần số 450 MHz (CDMA450) vào năm 2010.[3]

  1. ^ “Radiolinja's History”. ngày 20 tháng 4 năm 2004. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 10 năm 2006. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2009.
  2. ^ a b “GPRS & EDGE”. 3gpp.org. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2021.
  3. ^ “CDMA Worldwide”. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2009.

From Wikipedia, the free encyclopedia · View on Wikipedia

Developed by Tubidy