Alfred Russel Wallace | |
---|---|
Wallace vào năm 1895 | |
Sinh | Llanbadoc, Monmouthshire, Wales | 8 tháng 1 năm 1823
Mất | 7 tháng 11 năm 1913 Broadstone, Dorset, Anh quốc | (90 tuổi)
Nổi tiếng vì |
|
Giải thưởng |
|
Sự nghiệp khoa học | |
Ngành | Thám hiểm, sinh học tiến hóa, động vật học, địa lý sinh học, và cải cách xã hội |
Tên viết tắt trong IPNI | Wallace |
Alfred Russel Wallace OM FRS (8 tháng 1 năm 1823 - 7 tháng 11 năm 1913) là nhà tự nhiên học, nhà thám hiểm, nhà địa lý, nhà nhân chủng học, nhà sinh vật học và nhà phác họa người Anh.[1] Ông nổi tiếng vì đã độc lập khám phá ra tiến hóa bằng con đường chọn lọc tự nhiên; bài báo của ông về chủ đề này đã được xuất bản chung với một số bài viết của Charles Darwin vào năm 1858.[2] Điều này đã thúc đẩy Darwin xuất bản tác phẩm Nguồn gốc các loài.
Wallace nghiên cứu ở nhiều nơi trên thế giới, ban đầu ở đồng bằng sông Amazon và tiếp đến là quần đảo Mã Lai, nơi đây ông phát hiện ra đường Wallace chia quần đảo Indonesia thành hai phần khác biệt về sinh học, trong đó có nhiều loài động vật có quan hệ mật thiết với động vật ở Australia, và một số loài có nguồn gốc từ châu Á. Ông được coi là chuyên gia hàng đầu của thế kỷ 19 về sự phân bố địa lý của các loài động vật và đôi khi người ta gọi ông là "cha đẻ của địa sinh học".[3] Wallace là một trong những nhà tư tưởng hàng đầu của thế kỷ 19 và đã có những đóng góp vào sự phát triển của học thuyết tiến hóa bên cạnh người đồng phát hiện ra sự chọn lọc tự nhiên. Đó là khái niệm về cảnh báo màu sắc (warning colouration) ở động vật, và hiệu ứng Wallace, một giả thuyết về quá trình chọn lọc tự nhiên đã đóng góp như thế nào vào phát sinh loài (speciation) bằng củng cố sự phát triển các rào cản chống lại lai hóa.
Wallace đã bị thu hút mạnh mẽ bởi những ý tưởng độc đáo. Sự ủng hộ của ông cho Chủ nghĩa tinh thần và niềm tin vào nguồn gốc phi vật chất ở những năng lực tư duy của con người đã giới hạn các mối quan hệ của ông với cộng đồng khoa học, đặc biệt với những người đề xướng ban đầu của thuyết tiến hóa. Ngoài nghiên cứu khoa học, ông cũng là một nhà hoạt động xã hội với những phê phán về bất công trong xã hội cũng như hệ thống kinh tế trong thế kỷ 19 ở Anh. Mối quan tâm của ông về địa sinh học đã khiến ông trở thành một trong những nhà khoa học đầu tiên đề cập đến những tác động của môi trường đến hoạt động của con người. Wallace đã viết nhiều tác phẩm khoa học cũng như về các vấn đề xã hội; bao gồm những nghiên cứu của ông trong các hành trình thám hiểm tại Indonesia và Malaysia, tác phẩm The Malay Archipelago, là một trong những bài báo phổ biến và ảnh hưởng nhất trong lĩnh vực khoa học khám phá được công bố trong thế kỷ 19.
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên tendency