Alt-right

Alt-right là một nhóm tổ chức lỏng lẻo của những người có tư tưởng cực Hữu, chối bỏ dòng chính của chủ nghĩa bảo thủ tại Hoa Kỳ.[1][2] Các tác phẩm của nhóm này chủ yếu được đăng trên Internet và được tìm thấy trên các trang web như 4chan và 8chan, nơi các thành viên nặc danh tạo và sử dụng Internet meme để thể hiện quan điểm của họ [3][4][5] Rất khó để nói bao nhiêu những điều người ta viết ở những nơi này là nghiêm túc, và bao nhiêu có mục đích để gây sự phẫn nộ.[6][7] Thành viên của Alt-right sử dụng các trang web như Twitter và Breitbart News để chuyển tải thông điệp của họ.[8][9]

Các bài đăng của Alt-right thường ủng hộ Tổng thống đắc cử Donald Trump của đảng Cộng hòa,[10] và chống nhập cư, đa văn hóa và ngôn ngữ hay chính sách đúng đắn chính trị (political correctness).[2][11][12]

Alt-right không có ý thức hệ chính thức, mặc dù các nguồn khác nhau cho là họ lấy chủ nghĩa dân tộc trắng làm cơ bản.[1][2][7] Nó cũng gắn liền với chủ nghĩa da trắng thượng đẳng,[3][13][14] bài Hồi giáo,[15][16][17][18][19] chống chủ nghĩa nữ quyền,[1][12] chống những người đồng tính,[20][21][22] theo chủ nghĩa dân tộc kỳ thị thiểu số,[23] chủ nghĩa dân túy cánh Hữu,[7] chủ nghĩa bản địa bài ngoại (nativism),[24] chủ nghĩa Truyền thống,[25]phong trào tân phản động.[3][25][26] Alt-right là một thuật ngữ chung được đặt ra thời gian gần đây, gọi chung những thành viên chưa đồng thuận và không có tiêu chí rõ ràng.[27] Phong trào được liên kết với nhiều ý thức hệ từ chủ nghĩa dân tộc Mỹ, tân bảo hoàng cho tới những người ủng hộ Nam quyền và những người phản đối dòng chính của chủ nghĩa bảo thủ.[28][29]

Điểm chung của các thành viên của phong trào Alt-right định nghĩa lỏng lẻo bao gồm một sự khinh bỉ đối với chính trị chính thống và một mong muốn để thách thức các chuẩn mực xã hội xung quanh những điều cấm kỵ trong ngôn luận. Sự phổ biến của meme trong giới Alt-right đã khiến một số nhà bình luận đặt câu hỏi, nhóm Alt-right có phải là một phong trào nghiêm túc hơn là chỉ là một cách khác để thể hiện niềm tin truyền thống bảo thủ.[4][7]

  1. ^ a b c Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên People
  2. ^ a b c Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên CNNexplained
  3. ^ a b c Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên vox160607
  4. ^ a b Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên NYTechoes
  5. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Vice
  6. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên cjrCheckmate
  7. ^ a b c d Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên NewYorker
  8. ^ Hunt, Elle (ngày 20 tháng 7 năm 2016). “Milo Yiannopoulos, rightwing writer, permanently banned from Twitter”. The Guardian. London. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2016.
  9. ^ Hafner, Josh (ngày 26 tháng 8 năm 2016). “For the Record: For Trump, everything's going to be alt-right”. USA Today. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2016.
  10. ^ Posner, Sarah (ngày 18 tháng 10 năm 2016). “Meet the Alt-Right 'Spokesman' Who's Thrilled With Trump's Rise”. RollingStone. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2016.
  11. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên ft
  12. ^ a b Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên NPR
  13. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên WPechoes
  14. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên NPCWhatIs
  15. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Nation2016
  16. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Week2016
  17. ^ Hassan, Adeel (ngày 23 tháng 9 năm 2016). “Candy, Hashtags and Hate”. The New York Times.
  18. ^ Willis, Oliver (ngày 24 tháng 8 năm 2016). “What Is The "Alt-Right"? A Guide To The White Nationalist Movement Now Leading Conservative Media”. Media Matters.
  19. ^ Lynch, Conor (ngày 14 tháng 6 năm 2016). “With their Orlando response, Trump and the alt-right are playing directly into the hands of ISIS”. Salon.
  20. ^ Main, Thomas J. (ngày 25 tháng 8 năm 2016). “What's the Alt-Right?”. Los Angeles Times. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2016.
  21. ^ Mandell, Sean (ngày 20 tháng 9 năm 2016). “Michelangelo Signorile Has an Unexpected Encounter with the 'Faggot'-Hating Alt-Right”. Towleroad. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2016.
  22. ^ Signorile, Michelangelo (ngày 21 tháng 9 năm 2016). “Donald Trump's Hate-Fueled, Alt-Right Army Hates 'Faggots' Too”. The Huffington Post. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2016.
  23. ^ Wilson, Jason (ngày 23 tháng 8 năm 2016). 'A sense that white identity is under attack': making sense of the alt-right”. The Guardian. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2016.
  24. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên reuters
  25. ^ a b “A Guide to the Alt-Right, Modern White Supremacists Bolstering Trump”. alternet. ngày 28 tháng 8 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2016.
  26. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên bostonglobe
  27. ^ Marantz, Andrew (ngày 12 tháng 11 năm 2016). “The Alt-Right Hails Its Victorious God-Emperor”. The New Yorker. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2016.
  28. ^ Greer, Scott (ngày 24 tháng 8 năm 2016). “What Is The Alt Right?”. The Daily Caller. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2016.
  29. ^ Warren, Michael (ngày 26 tháng 8 năm 2016). “The Alt-Right vs. Mainstream Conservatism”. The Weekly Standard. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2016.

From Wikipedia, the free encyclopedia · View on Wikipedia

Developed by razib.in