Bhutan

Vương quốc Bhutan
Tên bằng ngôn ngữ chính thức
Quốc kỳ Huy hiệu
Bản đồ
Vị trí của Bhutan
Vị trí của Bhutan
Vị trí của Bhutan trên thế giới
Vị trí của Bhutan
Vị trí của Bhutan
Vị trí của Bhutan trong khu vực
Quốc ca
འབྲུག་ཙན་དན
Druk Tsendhen
Vương quốc rồng sấm
Hành chính
Chính phủQuân chủ lập hiến nghị viện
Quốc vươngJigme Khesar Namgyel Wangchuck
Thủ tướngTshering Tobgay
Lập phápNghị viện lưỡng viện:
Thủ đôThimphu
27°28.0′B 89°38.5′Đ / 27,4667°B 89,6417°Đ / 27.4667; 89.6417
Thành phố lớn nhấtThimphu
Địa lý
Diện tích38.394[1][2] km² (hạng 133)
Diện tích nước1,1 %
Múi giờBTT (UTC+6:00)
Lịch sử
Độc lập
thế kỷ XVIIThống nhất Bhutan
17 tháng 12 năm 1907Nhà Wangchuk
8 tháng 8 năm 1949Hiệp ước Ấn Độ-Bhutan
18 tháng 7 năm 2008Quân chủ lập hiến
Ngôn ngữ chính thứcTiếng Dzongkha
Tôn giáoPhật giáo
Dân số ước lượng (2019)741.700 người (hạng 165)
Dân số (2017)727.145 người
Mật độ19.3 người/km² (hạng 196)
Kinh tế
GDP (PPP) (2017)Tổng số: 7,045 tỉ USD[3]
Bình quân đầu người: 8.762 USD[3]
GDP (danh nghĩa) (2017)Tổng số: 2,308 tỉ USD[3]
Bình quân đầu người: 2.870 USD[3]
HDI (2015)0,607[4] trung bình (hạng 132)
Hệ số Gini (2012)38,7[5] trung bình
Đơn vị tiền tệngultrum Bhutanrupee Ấn Độ (BTN)
Thông tin khác
Tên miền Internet.bt
Mã điện thoại+975
Lái xe bêntrái

Bhutan (phiên âm tiếng Việt: Bu-tan[6]; tiếng Dzongkha: འབྲུག་ཡུལ་ druk yul), tên chính thức là Vương quốc Bhutan (འབྲུག་རྒྱལ་ཁབ་ druk gyal khap),[7] là một quốc gia nội lục tại miền đông Dãy Himalaya thuộc Nam Á. Bhutan có biên giới với Trung Quốc về phía bắc và với Ấn Độ về phía nam, đông và tây. Bhutan tách biệt với Nepal qua bang Sikkim của Ấn Độ; và xa hơn về phía nam bị tách biệt với Bangladesh qua các bang AssamTây Bengal của Ấn Độ. Thimphu là thủ đô và thành phố lớn nhất của Bhutan.

Quốc vương Bhutan có hiệu là Druk Gyalpo, nghĩa là "Quốc vương rồng sấm". Cảnh quan Bhutan biến đổi từ các đồng bằng cận nhiệt đới phì nhiêu tại phía nam đến các núi thuộc Dãy Himalaya tại phía bắc, có các đỉnh vượt 7.000 m. Núi cao nhất tại Bhutan là Gangkhar Puensum, là một ứng cử viên chính của danh hiệu núi cao nhất chưa bị chinh phục trên thế giới.

Bhutan có liên kết văn hóa mạnh mẽ với Tây Tạng và nằm trên Con đường tơ lụa giữa Trung Quốc và tiểu lục địa Ấn Độ. Lãnh thổ Bhutan từng bao gồm nhiều thái ấp nhỏ xung khắc lẫn nhau cho đến đầu thế kỷ XVII. Khi đó một lạt ma và thủ lĩnh quân sự tên là Ngawang Namgyal thống nhất khu vực và gây dựng một bản sắc Bhutan riêng biệt. Đến đầu thế kỷ XX, Bhutan thiết lập quan hệ với Đế quốc Anh. Khi chủ nghĩa cộng sản giành thắng lợi tại Trung Quốc và truyền bá đến Tây Tạng, Bhutan ký kết hiệp ước hữu nghị với Ấn Độ vào năm 1949. Quốc gia này từ giã vị thế cô lập có tính lịch sử của mình dưới thời Quốc vương Jigme Singye Wangchuck. Năm 2008, Bhutan chuyển đổi từ chế độ quân chủ chuyên chế sang chế độ quân chủ lập hiến và tổ chức tổng tuyển cử lần đầu tiên.[8] Trong cùng năm, vương vị được chuyển giao cho Jigme Khesar Namgyel Wangchuck.

Bhutan là một thành viên của Liên Hợp Quốc, có quan hệ ngoại giao với 52 quốc gia và Liên minh châu Âu, tuy nhiên không duy trì quan hệ chính thức với năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Bhutan là một đối tác chiến lược mật thiết với Ấn Độ láng giềng. Đây là một thành viên sáng lập của Hiệp hội Nam Á vì sự Hợp tác Khu vực (SAARC), và cũng là một thành viên của BIMSTEC. Kinh tế Bhutan phụ thuộc rất lớn vào xuất khẩu thủy điện.[9] Thu nhập bình quân đầu người của Bhutan cao thứ nhì tại Nam Á, đứng sau Maldives.

  1. ^ “9th Five Year Plan (2002–2007)” (PDF). Royal Government of Bhutan. 2002. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 20 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2011.
  2. ^ “National Portal of Bhutan”. Department of Information Technology, Bhutan. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2011.
  3. ^ a b c d “Butan”. International Monetary Fund.
  4. ^ “2016 Human Development Report” (PDF). United Nations Development Programme. 2016. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2017.
  5. ^ “Gini Index”. World Bank. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2011.
  6. ^ Thông tin cơ bản về Bương quốc Bu-tan và quan hệ Việt Nam - Bu-tan
  7. ^ Driem, George van (1998). Dzongkha = Rdoṅ-kha. Leiden: Research School, CNWS. tr. 478. ISBN 90-5789-002-X.
  8. ^ Wolf, Siegfried, "Bhutan's Political Transition", Applied Political Science of South Asia, ngày 2 tháng 7 năm 2013
  9. ^ “Bhutan's Hydropower Sector: 12 Things to Know”. Asian Development Bank. ngày 30 tháng 1 năm 2014.

From Wikipedia, the free encyclopedia · View on Wikipedia

Developed by Tubidy