Chile

Cộng hòa Chile
Tên bằng ngôn ngữ chính thức
Quốc kỳ Huy hiệu
Bản đồ
Vị trí của Chile
Vị trí của Chile
Màu xanh nhạt là vùng Chile đòi chủ quyền tại Châu Nam Cực (chồng lấn lên vùng Vương quốc Liên hiệp AnhArgentina đòi chủ quyền)
Vị trí của Chile
Vị trí của Chile
Vị trí Chile (đỏ) trong khu vực
Tiêu ngữ
Por la Razón o la Fuerza
(tiếng Tây Ban Nha: "Bằng lý trí hay bằng sức mạnh")
Quốc ca
Himno Nacional de Chile
Hành chính
Chính phủCộng hòa tổng thống
Tổng thốngGabriel Boric
Thủ đô Santiago
33°26′N 70°40′T / 33,433°N 70,667°T / -33.433; -70.667
Thành phố lớn nhấtSantiago
Địa lý
Diện tích756.096 km² (hạng 38)
Diện tích nước1,07 %
Múi giờUTC-4; mùa hè: UTC-3
Lịch sử
18 tháng 9 năm 1810Chính phủ Junta
12 tháng 2 năm 1818Tuyên ngôn độc lập
25 tháng 4 năm 1844Công nhận nền độc lập
11 tháng 3 năm 1981Hiến pháp hiện hành
Ngôn ngữ chính thứctiếng Tây Ban Nha
Dân số ước lượng (2015)18.006.407[1] người (hạng 62)
Dân số (2012)16.341.929[2] người
Mật độ24 người/km² (hạng 194)
Kinh tế
GDP (PPP) (2017)Tổng số: 455,941 tỷ USD[3] (hạng 42)
Bình quân đầu người: 24.797 USD[3] (hạng 53)
GDP (danh nghĩa) (2017)Tổng số: 251,220 tỷ USD[3] (hạng 38)
Bình quân đầu người: 13.663 USD[3] (hạng 49)
HDI (2016)0,847[4] rất cao (hạng 38)
Hệ số Gini (2011)50,3 [5]
Đơn vị tiền tệPeso Chile (CLP)
Thông tin khác
Tên miền Internet.cl
Mã điện thoại+56
Lái xe bênphải
Dinh tổng thống "La Moneda" ở trung tâm thủ đô Santiago.

Chile (phát âm tiếng Tây Ban Nha[ˈtʃile], phiên âm: Chi-lê), tên chính thức là Cộng hòa Chile (tiếng Tây Ban Nha: República de Chile) là một quốc gia tại Nam Mỹ, có dải bờ biển dài và hẹp xen vào giữa dãy núi Andes và biển Thái Bình Dương. Với Thái Bình Dương là giới hạn phía Tây, Chile giáp Peru phía bắc, giáp Bolivia phía đông-bắc và giáp Argentina phía đông. Giới hạn phía cực nam Chile là Eo biển Drake. Cùng với Ecuador, đây là một trong hai quốc gia ở Nam Mỹ không có biên giới giáp với Brazil. Chiều dài bờ biển là 6.435 km (4000 dặm).[6] Lãnh thổ của Chile còn bao gồm các hòn đảo ở Thái Bình Dương Juan Fernández, Salas y Gómez, Desventuradasđảo Phục Sinh. Chile còn tuyên bố chủ quyền trên 1.250.000 km² (480.000 km²) lãnh thổ châu Nam Cực. Tuy nhiên, những tuyên bố này đều bị bác bỏ bởi Hiệp ước châu Nam Cực.

Hình dáng lãnh thổ Chile khá đặc thù với một dải đất dài 4.300 km (2,700 dặm) nhưng chiều rộng trung bình chỉ là 175 km (109 dặm). Đây là quốc gia có khí hậu đa dạng, từ sa mạc khô cằn nhất trên thế giới - sa mạc Atacama - tới khí hậu Địa Trung Hải ở miền trung, và khí hậu ôn đới mưa ở miền nam.[7] Khu vực sa mạc phía bắc có trữ lượng khoáng sản lớn - chủ yếu là đồng đỏ. Dân số và tài nguyên nông nghiệp tập trung chủ yếu ở miền trung Chile, đây cũng là trung tâm văn hóa và chính trị mà từ đó Chile mở rộng lãnh thổ vào cuối thế kỷ XIX khi sáp nhập vùng phía bắc và phía nam đất nước. Khu vực phía nam Chile rất phong phú về tài nguyên rừng và đất đồng cỏ chăn nuôi gia súc với một chuỗi các núi lửa và hồ.

Trước khi người Tây Ban Nha di dân tới đây vào thế kỷ XVI, phần phía bắc Chile nằm dưới sự thống trị của đế chế Inca trong khi người bản địa Mapuche sinh sống ở khu vực miền trung và nam Chile. Chile tuyên bố độc lập khỏi Tây Ban Nha từ ngày 12 tháng 2 năm 1818. Trong Chiến tranh Thái Bình Dương (1879–1883), Chile đánh bại PeruBolivia và giành được lãnh thổ phía bắc như hiện nay. Vào thập niên 1880, người Mapuche bị chinh phục hoàn toàn.[6] Dù cho không phải chịu những cuộc đảo chính và các chính phủ chuyên quyền như các nước Nam Mỹ khác nhưng Chile phải trải qua giai đoạn 17 năm độc tài quân sự (1973–1990) trong đó đã làm hơn 3000 người chết và mất tích.[7]

Ngày nay, Chile là một trong những quốc gia ổn định và thịnh vượng nhất Nam Mỹ.[7] Đây là quốc gia dẫn đầu châu Mỹ La tinh về chỉ số phát triển con người, sức cạnh tranh, chất lượng cuộc sống, sự ổn định chính trị, thu nhập bình quân đầu người, toàn cầu hóa, tự do kinh tế, chỉ số nhận thức tham nhũng và tỉ lệ hộ nghèo tương đối thấp.[8] Quốc gia này cũng đứng ở vị trị cao trong các bảng xếp hạng về tự do báo chí và phát triển dân chủ. Tuy nhiên theo Chỉ số Gini thì Chile cũng gặp phải sự bất bình đẳng về thu nhập.[9] Tháng 5 năm 2010, Chile gia nhập OECD.[10] Chile là thành viên sáng lập của Liên Hợp QuốcLiên minh các Quốc gia Nam Mỹ.

  1. ^ “CIFRAS DE ENVEJECIMIENTO Y MIGRACIÓN MUESTRAN UN CHILE DISTINTO AL DE HACE UN DECENIO”. POBLACIÓN PAÍS Y REGIONES – ACTUALIZACIÓN 2002–2012. National Statistics Institute. ngày 4 tháng 9 năm 2014. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2014.
  2. ^ “Revisión del cuestionado Censo 2012 reduce población chilena a 16.341.929” (bằng tiếng Tây Ban Nha). Emol. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2014.
  3. ^ a b c d “Chile”. International Monetary Fund web site. tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2017.
  4. ^ “2016 Human Development Report” (PDF). United Nations Development Programme. 2017. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2017.
  5. ^ “Society at a Glance: Social Indicators OECD” (PDF). OECD. tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2013.
  6. ^ a b “Racial Structure”. The World Factbook. CIA. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2007.
  7. ^ a b c “Country profile: Chile”. BBC News. ngày 16 tháng 12 năm 2009. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2009.
  8. ^ “Human and income poverty: developing countries”. UNDP. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2008.
  9. ^ “Encuesta Casen” (PDF). Mideplan. 2007.
  10. ^ “Chile's accession to the OECD”. OECD.org. ngày 7 tháng 5 năm 2010. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2010.

From Wikipedia, the free encyclopedia · View on Wikipedia

Developed by Tubidy