Phiên bản Dreamcast Bắc Mỹ với tay cầm và VMU | |
Nhà chế tạo | Sega |
---|---|
Loại | Máy chơi trò chơi điện tử tại gia |
Thế hệ | Thứ sáu |
Ngày ra mắt | |
Vòng đời | 1998–2001 |
Giá giới thiệu | |
Ngừng sản xuất |
|
Số lượng bán | 9.13 triệu |
Truyền thông | 1 GB GD-ROM, CD-ROM, Mini-CD |
CPU | Hitachi SH-4 32-bit RISC @ 200 MHz |
Bộ nhớ | 16 MB RAM, 8 MB video RAM, 2 MB audio RAM |
Bộ nhớ tháo rời | 128 KB VMU |
Màn hình | Định dạng đầu ra video
|
Đồ họa | 100 MHz PowerVR2, được tích hợp với ASIC của hệ thống |
Âm thanh | 67 MHz Yamaha AICA với lõi 32-bit ARM7 RISC CPU, 64 kênh |
Dịch vụ trực tuyến | Dricas, SegaNet, Dreamarena |
Kích thước | 190 mm × 195,8 mm × 75,5 mm (7,48 in × 7,71 in × 2,97 in) |
Trọng lượng | 1,5 kg (3,3 lb) |
Trò chơi bán chạy nhất | Sonic Adventure, 2.5 triệu |
Sản phẩm trước | Sega Saturn |
Dreamcast[a]là máy chơi trò chơi điện tử tại gia do Sega phát hành vào ngày 27 tháng 11 năm 1998 tại Nhật Bản, ngày 9 tháng 9 năm 1999 tại Bắc Mỹ và ngày 14 tháng 10 năm 1999 tại Châu Âu. Đây là hệ máy đầu tiên trong thế hệ máy chơi trò chơi điện tử thứ sáu, trước PlayStation 2 của Sony, GameCube của Nintendo và Xbox của Microsoft. Dreamcast cũng là máy chơi trò chơi điện tử cuối cùng của Sega, đánh dấu kết thúc mười tám năm của công ty trên thị trường máy chơi trò chơi điện tử.
Trái ngược với phần cứng đắt tiền của Sega Saturn vốn không thành công, Dreamcast được thiết kế để giảm chi phí với các thành phần "ngoài luồng", bao gồm CPU Hitachi SH-4 và GPU NEC PowerVR 2. Được phát hành tại Nhật Bản để bảo đảm thị phần, Dreamcast đã tận hưởng một buổi ra mắt thành công ở Mỹ được hỗ trợ bởi một chiến dịch tiếp thị lớn, nhưng sự quan tâm đến hệ máy này giảm dần khi Sony đẩy mạnh quảng cáo cho sự ra đời của PlayStation 2. Doanh số không đáp ứng được kỳ vọng của Sega, mặc dù đã giảm giá, công ty tiếp tục chịu tổn thất tài chính đáng kể. Sau khi thay đổi vai trò lãnh đạo, Sega ngừng sản xuất Dreamcast vào ngày 31 tháng 3 năm 2001, rút khỏi ngành kinh doanh máy chơi trò chơi điện tử và tự tái cấu trúc thành nhà xuất bản bên thứ ba. 9,13 triệu máy Dreamcast đã được bán ra trên toàn thế giới.
Mặc dù Dreamcast có tuổi thọ ngắn và sự hỗ trợ của bên thứ ba khá hạn chế, các nhà phê bình đánh giá hệ máy này đã đi trước thời đại của chính nó. Thư viện trò chơi của nó chứa nhiều trò chơi được coi là sáng tạo và đổi mới, bao gồm Crazy Taxi, Jet Set Radio, Phantasy Star Online, và Shenmue, cũng như các phiên bản chuyển thể chất lượng cao từ bảng mạch máy chơi game thùng NAOMI. Dreamcast cũng là máy chơi trò chơi điện tử đầu tiên có modem tích hợp để hỗ trợ internet và chơi trực tuyến.
Lỗi chú thích: Đã tìm thấy thẻ <ref>
với tên nhóm “lower-alpha”, nhưng không tìm thấy thẻ tương ứng <references group="lower-alpha"/>
tương ứng, hoặc thẻ đóng </ref>
bị thiếu