Edmund Husserl

Edmund Husserl
Chân dung Husserl những năm 1910
SinhEdmund Gustav Albrecht Husserl
ngày 8 tháng 4 năm 1859
Proßnitz, Bá quốc Moravia, Đế quốc Áo
(nay là Prostějov, Cộng hòa Séc)
Mất27 tháng 4 năm 1938(1938-04-27) (79 tuổi)
Freiburg, Đức Quốc xã
Học vịĐại học Leipzig
(1876–78)
Đại học Berlin
(1878–81)
Đại học Viên
(1881–83, 1884–86: PhD, 1883)
Đại học Halle
(1886–87: Dr. phil. hab., 1887)
Thời kỳTriết học thế kỷ 20
VùngTriết học phương Tây
Trường pháiTriết học lục địa
Hiện tượng học
Hiện tượng học cấu tạo siêu nghiệm (những năm 1910)[1]
Hiện tượng học di truyền (những năm 1920–những năm 30)[1]
Chủ nghĩa thực chứng logic[2]:13–31
Chủ nghĩa duy thực Áo (ban sớm)[3][4]
Thuyết nền tảng[5]
Thuyết khái niệm[6]
Chủ nghĩa duy thực gián tiếp[7]
Thuyết tương xứng chân lý[8]
Tổ chứcĐại học Halle
(1887–1901)
Đại học Göttingen
(1901–1916)
Đại học Freiburg
(1916–1928)
Luận văn
Tư vấn tiến sĩLeo Königsberger (cố vấn PhD)
Carl Stumpf (cố vấn tiến sĩ triết học)
Tư vấn học thuật khácFranz Brentano
Học sinh lấy bằng tiến sĩEdith Stein
Roman Ingarden
Đối tượng chính
Nhận thức luận, bản thể học, triết học toán học, tính liên chủ quan
Tư tưởng nổi bật

Edmund Gustav Albrecht Husserl (tiếng Đức: [ˈɛtmʊnt ˈhʊsɐl];[18]; phiên âm tiếng Việt: Étman Huxéc; 8 tháng 4 năm 1859 – 27 tháng 4 năm 1938[19]) là một nhà triết học vô thầntoán học Đức-Do Thái có công sáng lập trường phái hiện tượng học.

Trong các tác phẩm sơ kỳ, Husserl chỉ trích chủ nghĩa duy sửchủ nghĩa duy tâm lý trong lĩnh vực logic học thông qua các phân tích về tính ý hướng. Trong các tác phẩm thuộc giai đoạn chín muồi về sau, ông theo đuổi nỗ lực nhằm tạo dựng một khoa học nền tảng hệ thống dựa trên một khái niệm mà ông gọi là "giảm trừ hiện tượng học". Husserl cho rằng ý thức siêu nghiệm hạn định mọi tri thức khả hữu, theo đó tái định hình môn hiện tượng học thành một triết học duy tâm-siêu nghiệm. Tư tưởng của Husserl đã ảnh hưởng sâu sắc đến bối cảnh triết học phương Tây thế kỷ XX, giúp ông trở thành một trong những nhân vật chủ chốt của nền triết học đương đại.

Husserl từng học toán theo sự dạy bảo của Karl WeierstrassLeo Königsberger, học triết theo sự dìu dắt của Franz BrentanoCarl Stumpf.[20] Ông giữ chức Privatdozent đảm trách dạy triết tại Đại học Halle kể từ năm 1887, sau được phong chức giáo sư, lần đầu tại Göttingen kể từ năm 1901, và lần thứ hai tại Freiburg kể từ năm 1916 cho tới khi về hưu vào năm 1928. Năm 1933, do chính sách chủng tộc hiện hành của Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa, Husserl bị sa thải khỏi thư viện Đại học Freiburg, vài tháng sau cũng đành từ chức tại Deutsche Akademie. Ông qua đời sau một trận ốm tại Freiburg vào năm 1938.[21]

  1. ^ a b “Search - Routledge Encyclopedia of Philosophy”. www.rep.routledge.com.
  2. ^ Penelope Rush, "Logical Realism", trong: Penelope Rush (ed.), The Metaphysics of Logic, Cambridge University Press, 2014, tr. 13–31.
  3. ^ Gestalt Theory: Official Journal of the Society for Gestalt Theory and Its Applications (GTA), 22, Steinkopff, 2000, p. 94: "Attention has varied between Continental Phenomenology (late Husserl, Merleau-Ponty) and Austrian Realism (Brentano, Meinong, Benussi, early Husserl)".
  4. ^ Mark Textor, The Austrian Contribution to Analytic Philosophy, Routledge, 2006, pp. 170–1:
    "[Husserl argues in the Logical Investigations that the rightness of a judgement or proposition] shows itself in our experience of self-evidence (Evidenz), which term Husserl takes from Brentano, but makes criterial not of truth per se but of our most secure awareness that things are as we take them to be, when the object of judgement, the state of affairs, is given most fully or adequately. ... In his struggle to overcome relativism, especially psychologism, Husserl stressed the objectivity of truth and its independence of the nature of those who judge it ... A proposition is true not because of some fact about a thinker but because of an objectively existing abstract proposition's relation to something that is not a proposition, namely a state of affairs."
  5. ^ Barry Smith và David Woodruff Smith, eds., The Cambridge Companion to Husserl, Cambridge University Press, p. 292.
  6. ^ Zahar, Elie (2001). Poincaré's Philosophy: From Conventionalism to Phenomenology. Chicago: Open Court Pub Co. tr. 211. ISBN 0-8126-9435-X.
  7. ^ Robin D. Rollinger, Husserl's Position in the School of Brentano, Phaenomenologica 150, Dordrecht: Kluwer, 1999, p. 224 n. 1.
  8. ^ J. N. Mohanty (ed.), Readings on Edmund Husserl's Logical Investigations, Springer, 1977, p. 191.
  9. ^ Moran, D. and Cohen, J., 2012, The Husserl Dictionary. London, Continuum Press: p. 151 ("Hyletic data (hyletischen Daten)"): "In Ideas I § 85, Husserl uses the term 'hyletic data' to refer to the sensuous constituents of our intentional experiences".
  10. ^ "Pre-reflective self-consciousness" is Shaun Gallagher and Dan Zahavi's term for Husserl's idea that consciousness always involves a self-appearance or self-manifestation (tiếng Đức: Für-sich-selbst-erscheinens; E. Husserl (1959), Erste Philosophie II 1923–24, Husserliana VIII, Den Haag: Martinus Nijhoff, pp. 189, 412) and his idea that the fact that "an appropriate train of sensations or images is experienced, and is in this sense conscious, does not and cannot mean that this is the object of an act of consciousness, in the sense that a perception, a presentation or a judgment is directed upon it" (E. Husserl (1984), *Logische Untersuchungen II, Husserliana XIX/1–2, Den Haag: Martinus Nijhoff, p. 165; English translation: Logical Investigations I, translated by J. N. Findlay, London: Routledge, 2001, p. 273). See Shaun Gallagher, *Phenomenology, Springer, 2016, p. 130 and "Phenomenological Approaches to Self-Consciousness", Stanford Encyclopedia of Philosophy.
  11. ^ Smith, B.; Smith, D. W. biên tập (1995), The Cambridge Companion to Husserl, Cambridge: Cambridge University Press, tr. 301–2, ISBN 0-521-43616-8
  12. ^ Rollinger 1999, p. 126.
  13. ^ a b Sebastian Luft (ed.), The Neo-Kantian Reader, Routledge 2015, pp. 461–3.
  14. ^ Hilary Putnam. Realism with a Human Face. Edited by James Conant. Harvard University Press. 1992. p. xlv.
  15. ^ Edmund Husserl, Logical Investigations, Volume 1, Routledge & Keegan Paul, 2001: Introduction by Dermot Moran, p. lxiv: "Husserl ... visited England in 1922 intent on establishing relations with English philosophers ... He delivered a number of lectures which were attended by Gilbert Ryle..."
  16. ^ James R. O'Shea Wilfrid Sellars and His Legacy, Oxford University Press, 2016, p. 4.
  17. ^ “Conología del viaje de Einstein a España” (PDF), Quark, Ciencia, Medicina, Comunicación y Cultura. Publicación del Observatorio de Comunicación Científica de la Universitat Pomeu Fabra (bằng tiếng Tây Ban Nha), May–August 2005, Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 25 tháng 10 năm 2020, truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2013
  18. ^ Krech, Eva-Maria; Stock, Eberhard; Hirschfeld, Ursula; Anders, Lutz Christian (2009). Deutsches Aussprachewörterbuch [German Pronunciation Dictionary] (bằng tiếng Đức). Berlin: Walter de Gruyter. tr. 465, 598. ISBN 978-3-11-018202-6.
  19. ^ Smith, D. W. (2007). Husserl. tr. xiv.
  20. ^ Cooper-Wiele, J. K., The Totalizing Act: Key to Husserl’s Early Philosophy (Dordrecht: Kluwer Academic Publishers, 1989).
  21. ^ Kockelmans, J. K., Phenomenology and the Natural Sciences: Essays and Translations (Evanston: Northwestern University Press, 1970), p. 3.

From Wikipedia, the free encyclopedia · View on Wikipedia

Developed by razib.in