F-16 Fighting Falcon

F-16 Fighting Falcon
Aerial view of jet aircraft, carrying cylindrical fuel tanks and ordnance, overflying desert
Một chiếc F-16C thuộc Không quân Hoa Kỳ bay trên bầu trời Iraq năm 2008
Kiểu Máy bay tiêm kích đa năng, Máy bay tiêm kích ưu thế trên không
Quốc gia chế tạo  Hoa Kỳ
Hãng sản xuất General Dynamics
Lockheed Martin
Chuyến bay đầu tiên 20 tháng 1 năm 1974
Bắt đầu
được trang bị
vào lúc
17 tháng 8 năm 1978
Tình trạng Đang phục vụ
Trang bị cho Không quân Hoa Kỳ
25 quốc gia khác quốc gia sử dụng (xem Quốc gia sử dụng F-16 Fighting Falcon)
Được chế tạo 1973–2017, 2019–[1]
Số lượng sản xuất 4,573 (tháng 7 năm 2016)[2]
Giá thành Phiên bản cũ:
F-16A/B: 14,6 triệu USD chưa gồm vũ khí (thời giá 1998)[3]
F-16C/D: 18,8 triệu USD chưa gồm vũ khí (thời giá 1998)[3]
Phiên bản mới:
F-16 Block 70: 64 triệu USD chưa gồm vũ khí (thời giá 2019)[4]
F-16V: 121,7 triệu USD bao gồm đủ vũ khí, phụ tùng (thời giá 2019)[5]
Biến thể General Dynamics F-16 VISTA
Phát triển thành Vought Model 1600
General Dynamics F-16XL
Mitsubishi F-2

F-16 Fighting Falcon (Chim Cắt) là một máy bay chiến đấu phản lực đa nhiệm vụ do General DynamicsLockheed Martin sản xuất dành riêng cho Không quân Mỹ. Được thiết kế như một máy bay chiến đấu hạng nhẹ, nó đã trở thành một loại máy bay chiến đấu đa nhiệm vụ thành công. Sự linh hoạt và giá thành không quá cao là nguyên nhân dẫn tới thành công của F-16 trên thị trường xuất khẩu, hiện nó đang được sử dụng tại 24 quốc gia.[6] Tính đến năm 2016, F-16 là chương trình máy bay lớn nhất của phương Tây với hơn 4.500 chiếc đã được chế tạo từ khi bắt đầu sản xuất năm 1976. Dù không còn được chế tạo tiếp cho Không quân Mỹ, nó vẫn được chế tạo cho xuất khẩu.[7] Bên cạnh việc phục vụ chính thức trong các đơn vị thuộc không quân, Bộ tư lệnh Không quân dự bị, Bộ tư lệnh Không quân Phòng vệ quốc gia, F-16 còn được chọn là máy bay biểu diễn chính thức của phi đội Thunderbirds của Không quân Hoa Kỳ, dùng làm máy bay chiến đấu đối kháng trong huấn luyện của Hải quân Hoa Kỳ.

Fighting Falcon là loại máy bay tiêm kích thành công với nhiều ưu thế cải tiến như buồng lái hoàn toàn kính dạng bong bóng giúp tăng tầm quan sát, thanh điều khiển bên giúp dễ dàng điều khiển trong điều kiện trọng lực cao, và ghế phi công nghiêng 30 độ giúp giảm hiệu ứng trọng lực lên phi công. Đây cũng là chiếc máy bay chiến đấu đầu tiên có mục đích thiết kế chống lại trọng lực quay vòng lên tới 9g. Nó cũng là một trong số ít máy bay phản lực có tỷ lệ lực đẩy trên trọng lượng lớn hơn một, khiến chiếc Falcon có khả năng tăng tốc rất tốt.[cần dẫn nguồn]

Dù tên chính thức của F-16 là "Fighting Falcon", nó thường được các phi công gọi là "Viper", theo trò chơi Battlestar Galactica chiến tranh giữa các vì sao.[8] Năm 1993 General Dynamics đã bán cơ sở sản xuất máy bay của mình cho Lockheed Corporation, Lockheed Corporation tới lượt mình lại trở thành một phần của Lockheed Martin sau một cuộc sáp nhập năm 1995 với Martin Marietta.[9]

Bên cạnh những ưu điểm, F-16 cũng có những nhược điểm, bao gồm tỷ lệ trục trặc và tai nạn khá cao. Tới tháng 5 năm 2023, F-16 giữ kỷ lục về số vụ tai nạn cũng như tỷ lệ tai nạn trong số các loại tiêm kích thế hệ 4 phổ biến trên thế giới. Đã có 895 chiếc F-16 gặp phải tai nạn (chiếm 19,87% tổng số F-16 được chế tạo), trung bình mỗi năm có 22,4 chiếc F-16 gặp tai nạn trên khắp thế giới. Trong số những chiếc bị tai nạn thì có 659 chiếc bị phá hủy hoàn toàn (chiếm 14,6% tổng số F-16 được chế tạo), nghĩa là cứ 7 chiếc F-16 được sản xuất thì đã có trên 1 chiếc bị phá hủy do tai nạn[10]. Tỷ lệ này cũng cao hơn so với những loại máy bay cùng thời như F-15 (tỷ lệ tai nạn là 10,9%), F/A-18 Hornet (tỷ lệ tai nạn là 13,1%), Su-27 (tỷ lệ tai nạn là 4%), MiG-29 (tỷ lệ tai nạn là 7,9%).

  1. ^ Weisgerber, Marcus (ngày 22 tháng 3 năm 2007). “Lockheed to Move F-16 Production to South Carolina”. Defense One. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2018.
  2. ^ “Lockheed Martin Looks To Upgrade 500 In-Service F-16s”. Defence News. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2016.
  3. ^ a b Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên AF_fact_sh
  4. ^ https://www.defense.gov/Newsroom/Contracts/Contract/Article/2135175/
  5. ^ https://asiatimes.com/2019/09/taiwan-secures-bargain-price-for-f-16vs/
  6. ^ “F-16 Fighting Falcon”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2007.
  7. ^ Lockheed Martin, Poland Air Force Celebrate Arrival of Most Advanced F-16 Multirole Fighters in Europe[liên kết hỏng]
  8. ^ F-16 Fighting Falcon, F16, or Viper?
  9. ^ Lockheed Martin history, 1990a[liên kết hỏng]
  10. ^ http://aviation-safety.net/wikibase/dblist.php?AcType=F16

From Wikipedia, the free encyclopedia · View on Wikipedia

Developed by Tubidy