George Berkeley

Đức giám mục
George Berkeley
Giám mục Cloyne
Chân dung Berkeley bởi John Smybert, 1727
Giáo hộiIreland
Giáo phậnCloyne
Nhiệm kỳ1734–1753
Tiền nhiệmEdward Synge
Kế nhiệmJames Stopford
Truyền chức
Thụ phong1709 (Phó tế)
1710 (Linh mục)
Tấn phong18 tháng 1 năm 1734
Thông tin cá nhân
Sinh(1685-03-12)12 tháng 3 năm 1685
Lâu đài Dysart, gần Thomastown, Hạt Kilkenny, Ireland
Mất14 tháng 1 năm 1753(1753-01-14) (67 tuổi)
Oxford, Anh
Hệ pháiAnh giáo
Người phối ngẫuAnne Forster
Con cái6
Giáo dụcSự nghiệp triết học
Học vịTrinity College Dublin
(Cử nhân, 1704; Thạc sĩ 1707)
Thời kỳTriết học thế kỷ 18
VùngTriết học phương Tây
Trường phái
Tổ chứcTrinity College Dublin[2]
Đối tượng chính
Tư tưởng nổi bật
Ảnh hưởng bởi
Chữ ký

George Berkeley (/ˈbɑːrkli/;[3] phiên âm tiếng Việt: Gioóc Béccơly hay Gioócgiơ Béccơli; 12 tháng 3 năm 1685 – 14 tháng 1 năm 1753) là một nhà triết học duy tâm người Ireland. Thành tựu triết học chính của ông là việc đưa ra một học thuyết mà ông gọi là "chủ nghĩa phi vật chất" (immaterialism, sau được người khác gọi là chủ nghĩa duy tâm chủ quan (subjective idealism)). Học thuyết này, được tổng kết bởi câu châm ngôn của ông: "Esse est percipi" ("Tồn tại nghĩa là được nhận thức bằng tri giác"), cho rằng các cá nhân chỉ có thể biết trực tiếp các cảm giácý niệm về các khách thể, không biết về những thứ trừu tượng chẳng hạn như "vật chất". Các tác phẩm nổi tiếng nhất của ông gồm: A Treatise Concerning the Principles of Human Knowledge (Luận về các nguyên lý của tri thức con người) (1710) và Three Dialogues between Hylas and Philonous (Ba cuộc hội thoại giữa Hylas và Philonous) (1713), trong đó các nhân vật Philonous và Hylas đại diện cho chính Berkeley và John Locke - nhà triết học cùng thời với ông. Năm 1734, ông xuất bản cuốn The Analyst với nội dung phê phán các nền tảng của môn giải tích (calculus), cuốn này đã có ảnh hưởng đối với sự phát triển của ngành toán học.

Ảnh hưởng của Berkeley còn được phản ánh ở các cơ sở giáo dục và đào tạo được đặt tên theo tên ông. Cả trường Đại học California, Berkeley, và thành phố đã mọc lên quanh trường đều được đặt theo tên ông, tuy phát âm đã được biến đổi để phù hợp với tiếng Anh Mỹ.

  1. ^ Fumerton, Richard (21 tháng 2 năm 2000). “Foundationalist Theories of Epistemic Justification”. Stanford Encyclopedia of Philosophy. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2018.
  2. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên sep
  3. ^ Mục "Berkeley" trong Từ điển tiếng Anh Collins.

From Wikipedia, the free encyclopedia · View on Wikipedia

Developed by razib.in