Giorgio Moroder

Giorgio Moroder
Thông tin nghệ sĩ
Tên khai sinhGiovanni Giorgio Moroder
Sinh26 tháng 4, 1940
Ortisei, Nam Tirol, Vương quốc Ý
Thể loại
Nghề nghiệp
  • Nhạc sĩ
  • Nhà sản xuất nhạc
Năm hoạt động
  • 1958–1993
  • 2012–nay
Hãng đĩa
Hợp tác với
Websitegiorgiomoroder.com

Giovanni Giorgio Moroder (phát âm tiếng Ý: [dʒoˈvanni ˈdʒordʒo moˈrɔːder], tiếng Đức: [mɔˈʁoːdɐ]; sinh ngày 26 tháng 4 năm 1940)[3][4] là một nhạc sĩ và nhà sản xuất nhạc người Ý. Được mệnh danh là "Cha đẻ của Disco",[5][6][7] Moroder được biết tới là người tiên phong trong dòng nhạc disco châu Âunhạc dance điện tử.[2][8] Những sáng tác với đàn synthesizer của ông có ảnh hưởng lớn đến một số thể loại âm nhạc như new wave, housetechno.[8][9][10]

Khi ở München vào những năm 1970, Moroder thành lập hãng thu âm của riêng mình mang tên Oasis Records, sau trở thành một nhánh của Casablanca Records. Ông là người sáng lập của Musicland Studios, trước đây ở München, một phòng thu được sử dụng bởi nhiều nghệ sĩ bao gồm The Rolling Stones, Electric Light Orchestra, Led Zeppelin, Deep Purple, QueenElton John.[11] Ông đã sản xuất các đĩa đơn cho Donna Summer trong thời kỳ disco giữa đến cuối những năm 1970, cùng với nhiều album, bao gồm From Here To Eternity (1977) và E=MC2 (1979), sử dụng đàn synthesizer làm nhạc cụ chủ đạo.[12]

Moroder đã sản xuất các đĩa đơn ăn khách "Ooh La La" và "Harmony" cho Suzi Lane vào năm 1979. Ông bắt đầu sáng tác nhạc phim, bao gồm Midnight Express, American Gigolo, Superman III, Scarface, và The NeverEnding Story. Nhạc phim cho Midnight Express (1978), trong đó có đĩa đơn ăn khách quốc tế "Chase", đã mang về cho ông giải Oscar cho nhạc phim xuất sắc nhấtgiải Quả cầu vàng cho nhạc phim hay nhất. Ông cũng sản xuất một số bài hát disco điện tử cho The Three Degrees, hai album cho Sparks, và một số bài hát trong album Bitterblue của Bonnie Tyler cũng như đĩa đơn năm 1985 của cô "Here She Comes". Năm 1990, ông sáng tác "Un'estate italiana", bài hát chính thức của FIFA World Cup 1990.

Moroder đã sáng tác một số bài hát cho nhiều nghệ sĩ biểu diễn bao gồm David Bowie, Kylie Minogue, Irene Cara, Janet Jackson, Madleen Kane, Melissa Manchester, Blondie, JapanFrance Joli. Moroder đã nói rằng tác phẩm mà ông tự hào nhất là "Take My Breath Away" của Berlin,[13] tác phẩm đã mang về cho ông giải Oscar cho ca khúc gốc trong phim xuất sắc nhấtgiải Quả cầu vàng cho ca khúc trong phim hay nhất năm 1986; ông đã giành được giải thưởng tương tự vào năm 1983 cho "Flashdance... What a Feeling" (cũng như Giải Quả cầu vàng cho nhạc phim hay nhất cho tất cả các tác phẩm của ông cho Flashdance). Ngoài ba giải Oscar và bốn giải Quả cầu vàng, Moroder còn nhận được bốn giải Grammy, hai giải People's Choice Awards và hơn 100 đĩa Vàng và Bạch kim. Năm 2004, ông được ghi danh vào Đại sảnh Danh vọng nhạc Dance.[14]

  1. ^ Krettenauer, Thomas (2017). “Hit Men: Giorgio Moroder, Frank Farian and the eurodisco sound of the 1970s/80s”. Trong Ahlers, Michael; Jacke, Christoph (biên tập). Perspectives on German Popular Music. London: Routledge. ISBN 978-1-4724-7962-4.
  2. ^ a b Allen, Jeremy (14 tháng 8 năm 2015). “Giorgio Moroder – 10 of the best”. The Guardian. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 8 năm 2015.
  3. ^ Rüther, Tobias (26 tháng 4 năm 2010). “Giorgio Moroder zum Siebzigsten: Ich fühle Liebe”. Frankfurter Allgemeine Zeitung. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 11 năm 2012.
  4. ^ “Giorgio Moroder”. laut.de. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 6 năm 2015.
  5. ^ Cater, Evan. “Philip Oakey & Giorgio Moroder: Overview”. AllMusic. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 11 năm 2012.
  6. ^ Premo, Aeron (27 tháng 8 năm 2018). “The Legacy of Giorgio Moroder, the "Father of Disco". Blisspop. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 3 năm 2019.
  7. ^ Crae, Ross (10 tháng 10 năm 2018). 'Father of Disco' Giorgio Moroder announces Glasgow date on first ever live tour”. The Sunday Post. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 3 năm 2019.
  8. ^ a b Brewster, Bill (22 tháng 6 năm 2017). “I feel love: Donna Summer and Giorgio Moroder created the template for dance music as we know it”. Mixmag. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 6 năm 2017.
  9. ^ Poe, Jim (29 tháng 5 năm 2014). “Giorgio Moroder: 10 groundbreaking tunes”. The Guardian. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 5 năm 2014.
  10. ^ Nika, Colleen (12 tháng 2 năm 2015). “Meet Giorgio Moroder, the Godfather of Modern Dance Music”. Time. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 2 năm 2015.
  11. ^ Hecktor, Mirko; von Uslar, Moritz; Smith, Patti; Neumeister, Andreas (1 tháng 11 năm 2008). Mjunik Disco – from 1949 to now (bằng tiếng Đức). tr. 212, 225. ISBN 978-3936738476.
  12. ^ Lamphier, Jason (16 tháng 6 năm 2015). “The Giorgio Moroder Primer”. Out. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 5 năm 2015.
  13. ^ Schafter, Mon (11 tháng 6 năm 2015). “He felt love with Donna Summer, now its Deja Vu for Giorgio Moroder”. ABC. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 9 năm 2020.
  14. ^ “Disco stars to enter Hall of Fame”. BBC News. 4 tháng 9 năm 2004. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 11 năm 2005.

From Wikipedia, the free encyclopedia · View on Wikipedia

Developed by Tubidy