Glasgow | |
---|---|
— Thành phố — | |
Glesga, Glaschu | |
Theo thứ tự từ trên cùng bên trái: quang cảnh SEC Armadillo và Sông Clyde vào ban đêm; cầu vòm Clyde; Quảng trường George với Hội đồng Thành phố Glasgow phía sau; tòa nhà chính của Đại học Glasgow; Cảng Glasgow; khu Pacific Quay, trụ sở của BBC Scotland và Trung tâm Khoa học Glasgow | |
Tên hiệu: "Glesga", "The Dear Green Place" | |
Quốc gia có chủ quyền | Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland |
Quốc gia | Scotland |
Khu vực hội đồng | Thành phố Glasgow |
Phân cấp | 23 phường |
Thành lập | Cuối thế kỷ 6 |
Burgh Charter | Thập niên 1170 [1] |
Chính quyền | |
• Chính quyền | Hội đồng TP Glasgow |
Diện tích[2] | |
• Thành phố | 175 km2 (68 mi2) |
• Đô thị[4] | 368,5 km2 (142,3 mi2) |
• Vùng đô thị[3] | 3.338 km2 (1,289 mi2) |
Dân số | |
• Thành phố | 615,070 [5] |
• Mật độ | 3,521/km2 (9,120/mi2) |
• Đô thị | 1,209,143 [4] |
• Vùng đô thị | 1,817,870 [3] |
• Ngôn ngữ | Tiếng Anh, tiếng Scots, tiếng Gael Scotland |
Tên cư dân | Glaswegian |
Múi giờ | GMT (UTC±0) |
• Mùa hè (DST) | Giờ mùa hè (UTC+1) |
Khu vực bưu chính | G1-G80 |
Mã điện thoại | 0141 |
Mã ISO 3166 | GB-GLG |
Thành phố kết nghĩa | Bethlehem, Nürnberg, Mạc-xây, Rostov trên sông Đông, Torino, La Habana, Lahore, Barga, Đại Liên, Thành phố México |
Tham chiếu lưới OS | NS590655 |
Sân bay quốc tế | Sân bay Glasgow (GLA), sân bay Prestwick Glasgow (PIK) |
Ga tàu hỏa chính | Ga trung tâm Glasgow Ga phố Queen Glasgow |
Trang web | Website |
Glasgow (tiếng Gael Scotland: Glaschu) là thành phố lớn nhất trong số 32 đơn vị hành chính của Scotland, nằm bên sông Clyde ở phần phía tây miền trung đất nước. Trong Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, Glasgow là thành phố lớn thứ ba, sau Luân Đôn và Birmingham.
Glasgow được phát triển từ địa phận giáo mục từ thời Trung cổ và sau đó là sự thành lập của trường Đại học Glasgow, đóng góp vào sự huy hoàng của xứ Scotland. Từ thế kỷ 18 thành phố trở thành một trong những trung tâm thương mại chính với châu Mỹ qua Đại Tây Dương. Với Cách mạng Công nghiệp, thành phố và các vùng lân cận trở thành một trong những trung tâm kỹ thuật và nghề đóng tàu ưu việt của thế giới, tạo nên nhiều tàu thuyền mang tính cách mạng và nổi tiếng. Thành phố cũng từng được gọi là "Thành phố Thứ hai của Đế chế Anh" vào thời kỳ Nữ hoàng Victoria. Ngày nay Glasgow nằm trong số 20 thành phố thương mại lớn nhất châu Âu và cũng là nơi đặt trụ sở của nhiều công ty kinh tế tại Scotland.
Trong cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, dân số của Glasgow đã vượt trên một triệu người[6], và là thành phố lớn thứ tư trong châu Âu, sau Luân Đôn, Paris và Berlin. Trong thập niên 1960, sự di cư diện rộng tới những thành phố mới và vùng ngoại ô dẫn đến việc giảm dân số của Glasgow tới 580.690[7]. Toàn bộ vùng bao quanh thành phố được bao phủ bởi khoảng 2,3 triệu người, 41% dân số của Scotland[8].