Greenland
|
|||||
---|---|---|---|---|---|
Tên bằng ngôn ngữ chính thức
| |||||
| |||||
Bản đồ Vị trí Greenland trên thế giới
| |||||
Tiêu ngữ | |||||
không có | |||||
Quốc ca | |||||
Nunarput utoqqarsuanngoravit (tiếng Việt: Ngươi, vùng đất xanh) Bài ca người Kalaallit: Nuna asiilasooq (tiếng Việt: Vùng đất rất dài) | |||||
Hành chính | |||||
Chính phủ | Chính phủ phân quyền theo quân chủ lập hiến nghị viện | ||||
Quân chủ | Frederik X | ||||
Cao uỷ | Mikaela Engell | ||||
Thủ tướng | Múte Bourup Egede | ||||
Thủ đô | Nuuk (Godthåb) 64°10′B 51°44′T / 64,167°B 51,733°T | ||||
Thành phố lớn nhất | Nuuk (Godthåb) | ||||
Địa lý | |||||
Diện tích | 2.166.086 km² | ||||
Diện tích nước | 83,1 % | ||||
Múi giờ | UTC0 đến -4 | ||||
Lịch sử | |||||
Tự trị trong Vương quốc Đan Mạch | |||||
thế kỷ 11 | Người Norse thực dân hoá | ||||
1262 | Thống nhất với Na Uy | ||||
1721 | Tái lập tiếp xúc | ||||
14 tháng 1 năm 1814 | Nhượng cho Đan Mạch | ||||
5 tháng 6 năm 1953 | Vị thế một huyện | ||||
1 tháng 5 năm 1979 | Tự quản | ||||
21 tháng 6 năm 2009 | Tự chủ cao hơn và tự trị | ||||
Ngôn ngữ chính thức | Tiếng Greenland | ||||
Sắc tộc |
| ||||
Tôn giáo | Giáo hội Đan Mạch | ||||
Dân số ước lượng (2019) | 55.992 người | ||||
Mật độ | 0,028 người/km² (hạng cuối) | ||||
Kinh tế | |||||
GDP (PPP) (2011) | Tổng số: 11,6 tỷ kr (1,8 tỷ USD)[1] Bình quân đầu người: 37.000 USD | ||||
HDI (2010) | 0,786[2] cao (hạng 61) | ||||
Đơn vị tiền tệ | krone Đan Mạch (DKK ) | ||||
Thông tin khác | |||||
Tên miền Internet | .gl | ||||
Mã điện thoại | +299 | ||||
Ghi chú
|
Greenland (tiếng Greenland: Kalaallit Nunaat, nghĩa "vùng đất của con người"; tiếng Đan Mạch: Grønland, phiên âm tiếng Đan Mạch: Grơn-len, nghĩa "Vùng đất xanh") là một quốc gia tự trị thuộc Vương quốc Đan Mạch. Dù về địa lý và dân tộc đây là một đảo quốc Bắc cực liên kết với lục địa Bắc Mỹ và Canada nhưng về mặt chính trị và lịch sử thì Greenland có quan hệ mật thiết với châu Âu. Đại Tây Dương bao quanh Greenland ở phía đông nam; Biển Greenland ở phía đông; Bắc Băng Dương ở phía bắc; và Vịnh Baffin ở phía tây.Quốc gia nằm gần vùng này nhất là Canada, ở phía đông Greenland trong Đại Tây Dương và Canada ở phía tây bên kia Vịnh Baffin. Greenland là hòn đảo lớn nhất thế giới. Đây cũng là nơi có vườn quốc gia lớn nhất thế giới.
Khoảng 80% diện tích bề mặt Greenland bị băng bao phủ, được gọi là mũi băng Greenland, trọng lượng của băng đã nén vùng đất trung tâm lục địa hình thành nên một lòng chảo nằm thấp hơn 300 m [1.000 ft] dưới mực nước biển. Hầu như tất cả người dân Greenland đều sống dọc theo các vịnh hẹp (fjords) ở phía tây nam đảo chính, nơi có khí hậu ôn hoà hơn. Đa phần người dân Greenland là hậu duệ của cả người Kalaallit (Inuit) và Scandinavia và sử dụng tiếng Greenland (hay Kalaallisut) làm ngôn ngữ chính. Tiếng Greenland được hơn 50.000 người sử dụng, lớn hơn toàn bộ nhóm ngôn ngữ Eskimo-Aleut cộng lại. Một cộng đồng thiểu số Đan Mạch di cư tới đây nói tiếng Đan Mạch. Cả hai đều là ngôn ngữ chính thức, trong khi đó phương ngữ Greenland phía tây là hình thức chính thức của tiếng Greenland.
Hiện đang có cuộc tranh cãi ngoại giao về chủ quyền giữa Canada và Greenland (được đại diện trên trường quốc tế bởi Đan Mạch) về hòn đảo nhỏ Hans.
Greenland trở thành thuộc địa của Vương quốc Na Uy (Norgesveldet) từ năm 1261. Tuy nhiên, từ sau năm 1397, khi có Liên minh Kalmar, thì quyền kiểm soát Greenland trên thực tế dần dần rơi vào tay Vương quốc Đan Mạch và tới năm 1814 khi có Hòa ước Kiel thì Greenland hoàn toàn trở thành thuộc địa của Đan Mạch.
Tới ngày 5 tháng 6 năm 1953, khi Đan Mạch tu chính Luật căn bản (cũng gọi là Luật hiến pháp) thì Greenland được sáp nhập thành một amt (tương đương tỉnh hạt) của Đan Mạch. Sau cuộc trưng cầu ý dân năm 1978, Greenland được Quốc hội Đan Mạch (Folketing) biểu quyết Luật số 577 vào ngày 29 tháng 11 năm 1978 trao cho quyền tự trị. Luật bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1 tháng 5 năm 1979. Nữ hoàng Đan Mạch, Margrethe II, vẫn là quốc trưởng của Greenland. Các cử tri Greenland đã lựa chọn tách khỏi Cộng đồng kinh tế châu Âu ngay sau khi được trao quyền tự trị.
Sau gần 300 năm dưới sự cai trị của Đan Mạch, Greenland đã tiến 1 bước dài trong việc độc lập với Đan Mạch. Cuộc trưng cầu dân ý năm 2008 nhằm đề nghị nhiều quyền hạn hơn từ phía Copenhagen đã được công nhận và có hiệu lực từ ngày 21 tháng 6 năm 2009. Đan Mạch vẫn giữ lại quyền kiểm soát tài chính, đối ngoại, quốc phòng nhưng sẽ giảm dần trợ cấp hàng năm và từ bỏ quyền kiểm soát tài nguyên thiên nhiên trên đảo. Người Greenland - hầu hết là người bản địa Inuit - sẽ được đối xử như người riêng biệt theo luật quốc tế.[3]
Greenland là hòn đảo lớn nhất thế giới. Trên thế giới, Greenland là của Bắc Mỹ, nhưng trên thực tế, nó lại gắn liền với châu Âu. Người Na Uy là người đặt tên là Greenland có nghĩa là vùng đất xanh.