HIV/AIDS

HIV/AIDS
Tên khácBệnh HIV, SIDA
A red ribbon in the shape of a bow
Biểu tượng Ruy băng đỏ được dùng đại diện cho tinh thần đoàn kết và khoan dung và che chở, giúp đỡ với người nhiễm HIV/AIDS[1]
Khoa/NgànhBệnh truyền nhiễm
Triệu chứngSớm: như cảm cúm[2]
Muộn: Hạch bạch huyết sưng lớn, phát sốt, giảm cân[2]
Biến chứngNhiễm trùng cơ hội, u[2]
Diễn biếndài hạn[2]
Nguyên nhânHIV[2]
Yếu tố nguy cơTiếp xúc qua máu, sữa mẹ, tình dục[2]
Phương pháp chẩn đoánXét nghiệm máu[2]
Phòng ngừaTình dục an toàn, cắt bao quy đầu[2], xét nghiệm trước khi truyền máu, không dùng chung kim tiêm cho 2 người trở lên
Điều trịThuốc kháng virus[2]
Tiên lượngTuổi thọ gần bình thường với điều trị[3][4]
Dịch tễ1.8 triệu trường hợp mới (2016)[5]
36.7 triệu người sống với HIV (2016)[5]
Tử vong1.0 triệu (riêng trong năm 2016)[5]
Hội chứng suy giảm miễn dịch (AIDS)
bệnh HIV, nhiễm HIV[6][7][8]
Biểu tượng Ruy băng đỏ được dùng đại diện cho tinh thần đoàn kết và khoan dung với người nhiễm HIV/AIDS
Chuyên khoabệnh truyền nhiễm
ICD-10B24
ICD-9-CM042
DiseasesDB5938
MedlinePlus000594
eMedicineemerg/253
Patient UKHIV/AIDS
MeSHD000163

Hội chứng nhiễm virus gây suy giảm miễn dịch ở người (viết tắt HIV/AIDS); tiếng Anh: human immunodeficiency virus infection / acquired immunodeficiency syndrome; hoặc SIDA theo tiếng Pháp Syndrome d'immunodéficience acquise), còn gọi là bệnh liệt kháng (tê liệt khả năng đề kháng), là một dạng bệnh tấn công vào hệ miễn dịch, gây ra do bị nhiễm virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV).[9][10][11]

HIV lây truyền chủ yếu qua quan hệ tình dục không an toàn (bao gồm cả quan hệ tình dục qua đường hậu môn và thậm chí bằng miệng), qua việc truyền máu hoặc dùng chung kim tiêm với người nhiễm bệnh (tuy nhiên việc bị muỗi đốt không làm lây HIV), và từ mẹ sang con: trong khi mang thai, khi sinh (lây truyền chu sinh), hoặc khi cho con bú.[12] Một số chất dịch của cơ thể như nước bọtnước mắt không lây truyền HIV.[13]

HIV truyền từ các loài linh trưởng khác sang con người ở tây-trung Phi vào đầu đến giữa thế kỉ 20.[14] AIDS được công nhận đầu tiên bởi Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ vào năm 1981 và nguyên nhân của nó—nhiễm HIV—được xác định vào đầu thập niên này.[15] Nhiễm HIV ở người được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xem như là đại dịch. Năm 2009, toàn thế giới có 1,8 triệu người mắc bệnh AIDS, đã giảm so với mức đỉnh là 2,1 triệu người trong năm 2004.[16] Khoảng 260.000 trẻ em chết vì AIDS trong năm 2009. Ước tính vẫn có khoảng 2,6 triệu người mới bị nhiễm HIV trong năm 2009.[16]

Giai đoạn đầu khi vừa nhiễm virus, người bệnh thường có những triệu chứng giống bệnh cúm trong một thời gian ngắn. Sau đó, bệnh nhân không có dấu hiệu gì trong một thời gian dài. Khi bệnh tiến triển, nó gây ảnh hưởng ngày càng nhiều đến hệ miễn dịch, làm cho bệnh nhân dễ mắc phải các nhiễm trùng, như các loại nhiễm trùng cơ hội hoặc các khối u, là những bệnh mà người có hệ miễn dịch hoạt động bình thường khó có thể mắc phải. Hầu hết những người nhiễm HIV-1 nếu không được chữa trị sẽ tiến triển sang giai đoạn AIDS.[17] Người bệnh thường chết do nhiễm trùng cơ hội hoặc do các bệnh ác tính liên quan đến sự giảm sút của hệ thống miễn dịch.[18] HIV tiến triển sang AIDS theo một tỷ lệ biến thiên phụ thuộc vào sự tác động của các virus, cơ thể vật chủ, và yếu tố môi trường; hầu hết sẽ chuyển sang giai đoạn AIDS trong vòng 10 năm sau khi nhiễm HIV: một số trường hợp chuyển rất sớm, một số lại lâu hơn.[19][20]

  1. ^ “Wear your red ribbon this World AIDS Day | UNAIDS”. www.unaids.org. UNAIDS Secretariat. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2017.
  2. ^ a b c d e f g h i “HIV/AIDS Fact sheet N°360”. World Health Organization. tháng 11 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 2 năm 2016. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2016.
  3. ^ “About HIV/AIDS”. CDC. ngày 6 tháng 12 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 2 năm 2016. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2016.
  4. ^ UNAIDS (ngày 18 tháng 5 năm 2012). “The quest for an HIV vaccine”. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 5 năm 2012.
  5. ^ a b c “Global summary of the AIDS epidemic 2016” (PDF). UNAIDS. UNAIDS. tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2017.
  6. ^ “Stages of HIV”. U.S. Department of Health & Human Services. tháng 12 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2012.
  7. ^ Mandell, Bennett, and Dolan (2010). Chapter 121.
  8. ^ “HIV Classification: CDC and WHO Staging Systems”. Guide for HIV/AIDS Clinical Care. AIDS Education and Training Center Program. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2015.
  9. ^ Sepkowitz KA (2001). “AIDS—the first 20 years”. N. Engl. J. Med. 344 (23): 1764–72. doi:10.1056/NEJM200106073442306. PMID 11396444.
  10. ^ editors, Alexander Krämer, Mirjam Kretzschmar, Klaus Krickeberg (2010). Modern infectious disease epidemiology concepts, methods, mathematical models, and public health . New York: Springer. tr. 88. ISBN 9780387938356.Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)
  11. ^ Wilhelm Kirch (2008). Encyclopedia of public health. New York: Springer. tr. 676–677. ISBN 9781402056130.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  12. ^ Markowitz, edited by William N. Rom; associate editor, Steven B. (2007). Environmental and occupational medicine (ấn bản thứ 4). Philadelphia: Wolters Kluwer/Lippincott Williams & Wilkins. tr. 745. ISBN 978-0-7817-6299-1.Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)
  13. ^ “HIV and Its Transmission”. Centers for Disease Control and Prevention. 2003. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 2 năm 2005. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2006.
  14. ^ Sharp PM, Hahn BH (tháng 9 năm 2011). “Origins of HIV and the AIDS pandemic”. Cold Spring Harbor Perspectives in Medicine. 1 (1): a006841. doi:10.1101/cshperspect.a006841. PMC 3234451. PMID 22229120.
  15. ^ Gallo RC (tháng 10 năm 2006). “A reflection on HIV/AIDS research after 25 years”. Retrovirology. 3 (1): 72. doi:10.1186/1742-4690-3-72. PMC 1629027. PMID 17054781.
  16. ^ a b Chương trình phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS (2010). “Overview of the global AIDS epidemic”. UN report on the global AIDS epidemic 2010. ISBN 978-92-9173-871-7.
  17. ^ PMID 20628133 (PMID 20628133)
    Citation will be completed automatically in a few minutes. Jump the queue or expand by hand
  18. ^ Lawn SD (2004). “AIDS in Africa: the impact of coinfections on the pathogenesis of HIV-1 infection”. J. Infect. Dis. 48 (1): 1–12. doi:10.1016/j.jinf.2003.09.001. PMID 14667787.
  19. ^ Buchbinder SP, Katz MH, Hessol NA, O'Malley PM, Holmberg SD. (1994). “Long-term HIV-1 infection without immunologic progression”. AIDS. 8 (8): 1123–8. doi:10.1097/00002030-199408000-00014. PMID 7986410.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  20. ^ “Time from HIV-1 seroconversion to AIDS and death before widespread use of highly active antiretroviral therapy: a collaborative re-analysis. Collaborative Group on AIDS Incubation and HIV Survival including the CASCADE EU Concerted Action. Concerted Action on SeroConversion to AIDS and Death in Europe”. Lancet. 355 (9210): 1131–7. 2000. doi:10.1016/S0140-6736(00)02061-4. PMID 10791375.

From Wikipedia, the free encyclopedia · View on Wikipedia

Developed by razib.in