Haifa

Haifa
  • חֵיפָה
  • حيفا
Từ trên bên trái: Cảnh Haifa về đêm nhìn từ Núi Carmel; Bahá'í World Centre; cảnh Đại học Haifa từ trên cao; Ahmadiyya Nhà thờ Mahmood; Carmelit; Bảo tàng Khoa học, Công nghệ, và Không gian; hình ảnh Haifa.
Từ trên bên trái: Cảnh Haifa về đêm nhìn từ Núi Carmel; Bahá'í World Centre; cảnh Đại học Haifa từ trên cao; Ahmadiyya Nhà thờ Mahmood; Carmelit; Bảo tàng Khoa học, Công nghệ, và Không gian; hình ảnh Haifa.
Hiệu kỳ của Haifa
Hiệu kỳ

Huy hiệu
Bản đồ Haifa
Bản đồ Haifa
Haifa trên bản đồ Israel
Haifa
Haifa
Vị trí ở Israel
Vị trí tọa độ145/246 PAL
Quốc gia Israel
Quận Haifa
Thành lậpThế kỷ 1 CN
Chính quyền
 • KiểuThành phố
 • Thị trưởngYona Yahav
Diện tích
 • Thành phố63.666 dunam (63,666 km2 hay 24,582 mi2)
Dân số (2018)[1]
 • Thành phố283,640
 • Mật độ4,500/km2 (12,000/mi2)
 • Đô thị600,000
 • Vùng đô thị1,050,000
Múi giờUTC+2, UTC+3
Mã bưu chính33000
Thành phố kết nghĩaMạc-xây, Portsmouth, Erfurt, Khu Hackney của Luân Đôn, Manila, San Francisco, Suceava, Aalborg, Cape Town, Bremen, Antwerpen, Mainz, Torino, Sankt-Peterburg, Düsseldorf, Rosario, Odessa, Thượng Hải, Kobe, Boston, Fort Lauderdale, Mannheim, Newcastle trên sông Tyne, Tây Hartford, Santo Domingo, Guayaquil, Lexington, Thâm Quyến, Langley, Novokuznetsk, Sa mạc Palm, Aalborg Municipality, Limassol Municipality, Thành Đô, Telenești, Monterrey
Trang webwww.haifa.muni.il

Haifa (tiếng Hebrew: חֵיפָה, Hefa; tiếng Ả Rập: حيفا‎, Ḥayfā) là thành phố lớn nhất miền Bắc Israel, lớn thứ năm trên toàn quốc với dân số hơn 265.000 người và 300.000 người sống tại các tỉnh lân cận, trong đó có các thành phố như Krayot, Tirat Carmel, Daliyat al-KarmelNesher. Những khu vực này hợp lại thành một đô thị, nơi cư trú gần 600.000 dân, tạo nên phần lõi trung tâm của vùng đô thị Haifa.[2][3] Haifa là một thành phố đa dân tộc, với hơn 90% dân số là người Do Thái, hơn 1/4 trong số đó là di dân từ Liên bang Xô Viết, 10% là người Ả Rập, chủ yếu theo đạo Cơ Đốc.[4] Thành phố này còn là nơi tọa lạc của Trung tâm Thế giới Baha'i, một Di sản thế giới được UNESCO công nhận.[5][6]

Được xây dựng trên sườn dốc của Núi Carmel, lịch sử định cư tại vùng đất này kéo dài hơn 3.000 năm. Sự định cư đầu tiên được biết đến thuộc vùng phụ cận là Tell Abu Hawam, một thành phố cảng nhỏ thành lập vào cuối thời đại đồ đồng (thế kỷ 14 trước Công nguyên).[7] Trong thế kỷ thứ 3, Haifa nổi tiếng là một trung tâm chế tạo thuốc nhuộm. Qua nhiều thế kỷ, thành phố đã thay đổi: bị chinh phục và cai trị bởi người Phoenicia, người Do Thái, người Ba Tư, Vương quốc Hasmoneus, La Mã cổ đại, Đế quốc Đông La Mã, Ả Rập, quân Thập tự chinh, Đế chế Ottoman, Đế chế Muhammad Ali (Ai Cập), Anh, và Israel. Từ khi thành lập Nhà nước Israel vào năm 1948, thành phố do Khu tự trị Haifa cai quản.

Ngày nay, thành phố là một cảng biển lớn nằm phía Đông bờ biển Địa Trung Hải của Israel tại Vịnh Haifa, rộng 63,7 km². Thành phố nằm cách khoảng 90 km về phía Bắc Tel Aviv và là trung tâm khu vực chính của miền Bắc Israel. Hai tổ chức giáo dục uy tín là Đại học Haifa (1963) và Học viện Công nghệ Israel (1912) được đặt tại Haifa. Thành phố đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của Israel. Haifa có một số khu công nghệ cao bao gồm những khu lâu đời nhất và lớn nhất trong nước,[8] ngoài ra còn một cảng công nghiệp, và một nhà máy lọc dầu. Haifa được trước đây là ga cuối phía Tây của đường ống dẫn dầu từ Iraq qua Jordan.[9] Dầu khai thác được từ Negev được lọc tại Haifa. Ngoài lọc dầu ra, thành phố này còn có các ngành khác như: xi măng, hoá chất, thiết bị điện tử, kính, thép và hàng dệt. Thành phố được nối với các vùng khác của Israel bằng các tuyến đường sắt và đường cao tốc. Haifa cũng là căn cứ hải quân chính của Israel, cùng với các cơ sở cảng cho Hạm đội 6 Hoa Kỳ.

Haifa có tên gọi là Sycaminum trong thời cổ đại và Caiphas trong thời Thập Tự Chinh vào thế kỷ 11 và 12. Trong thế kỷ 12, đã có một lâu đài được quân Thập Tự Chinh xây ở đây và bị vua Hồi giáo (sultan) Ai Cập và Syria là Saladin phá hủy. Thành phố đã không có tầm quan trọng lắm cho đến thế kỷ 20 khi một tuyến đường sắt nối nó với Damascus, thủ đô của Syria. Sau khi Israel được thành lập năm 1948, thành phố đã trở thành cảng hàng đầu của Israel.

Vị trí của Haifa
  1. ^ “Population in the Localities 2018” (XLS). Israel Central Bureau of Statistics. 25 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2019.
  2. ^ “Table 3 - Population of Localities Numbering Above 2,000 Residents and Other Rural Population” (PDF). Israel Central Bureau of Statistics. ngày 30 tháng 6 năm 2010. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2010.
  3. ^ “Haifa”. Jewish Agency. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2007.
  4. ^ Haifa Lưu trữ 2008-10-11 tại Wayback Machine, The Jewish Agency for Israel. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2009.
  5. ^ UNESCO World Heritage Centre (ngày 8 tháng 7 năm 2008). “Three new sites inscribed on UNESCO's World Heritage List”. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2008.
  6. ^ “History of Haifa”. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2008.
  7. ^ Encyclopedia Judaica, Haifa, Keter Publishing, Jerusalem, 1972, vol. 7, pp. 1134-1139
  8. ^ “GavYam”. Gav-Yam.co.il. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2008.
  9. ^ Cohen, Amiram. “U.S. Checking Possibility of Pumping Oil from Northern Iraq to Haifa, via Jordan”. Haaretz. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2008.

From Wikipedia, the free encyclopedia · View on Wikipedia

Developed by razib.in