Iraq

Cộng hòa Iraq
Tên bản ngữ
Quốc huy Iraq
Quốc huy

Tiêu ngữالله أكبر(tiếng Ả Rập)
"Allahu Akbar(chuyển tự)
"Allah là Đấng vĩ đại nhất"

Quốc ca"Mawtini"
"موطني"
(tiếng Việt: "Quê hương tôi")
Location of Iraq
Tổng quan
Thủ đô
và thành phố lớn nhất
Baghdad
33°20′B 44°23′Đ / 33,333°B 44,383°Đ / 33.333; 44.383
Ngôn ngữ chính thức
  • Ngôn ngữ khu vực được công nhận
Tôn giáo chính
Chính trị
Chính phủCộng hòa lập hiến Nghị viện Liên bang
Abdul Latif Rashid
Mohammed Shia' Al Sudani
Mohamed al-Halbousi
Medhat al-Mahmoud
Lập phápQuốc hội
Lịch sử
Độc lập khỏi Vương quốc Anh
ngày 3 tháng 10 năm 1932
ngày 14 tháng 7 năm 1958
ngày 15 tháng 10 năm 2005
Địa lý
Diện tích 
• Tổng cộng
437,072 km2 (hạng 58)
169,234 mi2
• Mặt nước (%)
1.1
Dân số 
• Ước lượng 2018
38.433.600[2][3] (hạng 36)
87.9/km2 (hạng 125)
183,9/mi2
Kinh tế
GDP  (PPP)Ước lượng 2019
• Tổng số
$733.926 billion[4] (hạng 34)
$17,952[4] (hạng 76th)
GDP  (danh nghĩa)Ước lượng 2019
• Tổng số
$250.070 tỷ[4] (hạng 48)
• Bình quân đầu người
$6,116[4] (hạng 97)
Đơn vị tiền tệĐồng dinar của Iraqi (IQD)
Thông tin khác
Gini? (2012)29.5[5]
thấp
HDI? (2019)Giảm 0.674[6]
trung bình · hạng 123
Múi giờUTC+3 (AST)
Giao thông bênphải
Mã điện thoại+964
Mã ISO 3166IQ
Tên miền Internet.iq
  1. Hiến pháp Iraq, Điều 4 (1).


Iraq, tên đầy đủ là Cộng hoà Iraq (phát âm tiếng Việt như I-rắc, tiếng Ả Rập: الجمهورية العراقية Al-Jumhuriyah Al-Iraqiyah, tiếng Kurd: عیراق Komara Iraqê), là một quốc gia ở khu vực Tây Á. Nước này giáp với Ả Rập Xê Út, Kuwait về phía nam, Thổ Nhĩ Kỳ về phía bắc, Syria về phía tây bắc, Jordan về phía tây, và Iran (Tỉnh Kurdistan) về phía đông. Thủ đô Bagdad là trung tâm của đất nước này. Năm 2015, quốc gia này có khoảng 37 triệu người, hiện nay (2023) khoảng 45 triệu, trong đó khoảng 97% theo đạo Hồi, chủ yếu là Shia, Sunni, và các nhóm Kurd.

Iraq có một dải bờ biển hẹp khoảng 58 km (36 mi) ở phía bắc Vịnh Ba Tư và lãnh thổ bao gồm đồng bằng Lưỡng Hà, phần tận cùng phía tây bắc của dãy núi Zagros, và phần phía đông của hoang mạc Syria.[7] Hai sông chính là TigrisEuphrates, chảy về phía nam qua trung tâm của Iraq và chảy vào Shatt al-Arab gần vịnh Ba Tư. Các sông này cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho vùng đất này.

Khu vực giữa hai sông Tigris và Euphrates thường được gọi là Lưỡng Hà và được cho là nơi sinh ra chữ viết và các nền văn minh cổ nhất của nhân loại. Vùng đất này cũng là nơi sinh ra nhiều nền văn minh kể từ thiên niên kỷ 6 TCN. Trong các giai đoạn khác nhau của lịch sử quốc gia này, Iraq từng là trung tâm của đế quốc Akkadia, Assyria, và Babylon. Nó cũng là một phần của các đế quốc Media, Achaemenid, Hellenistic, Parthia, Sassanid, La Mã, Rashidun, Umayyad, Abbasid, Mông Cổ, Safavid, Afsharid, và Ottoman.[8]

Biên giới hiện đại của Iraq đã được phân định chủ yếu vào năm 1920 bởi Hội Quốc Liên khi Đế quốc Ottoman đã được phân chia theo Hiệp ước Sèvres. Iraq được đặt dưới thẩm quyền của Vương quốc Anh với tên mới là Ủy trị Lưỡng Hà thuộc Anh. Một chế độ quân chủ được thành lập vào năm 1921 và Vương quốc Iraq giành được độc lập từ Anh năm 1932. Năm 1958, chế độ quân chủ bị lật đổ và Cộng hòa Iraq đã được thành lập. Iraq được kiểm soát bởi của đảng Ba'ath từ năm 1968 cho đến năm 2003. Sau Cuộc xâm lược của Hoa Kỳ và lực lượng đa quốc gia, Saddam Hussein của đảng Ba'ath đã bị truất phế và cuộc bầu cử quốc hội diễn ra. Sự hiện diện của Mỹ ở Iraq kết thúc năm 2011,[9] nhưng các cuộc nổi dậy ở Iraq tiếp tục diễn ra và các chiến binh từ nội chiến Syria tràn sang nước này.

Iraq là một thành viên sáng lập của Liên Hợp Quốc cũng như Liên đoàn Ả Rập, Tổ chức Hợp tác Hồi giáo, Phong trào không liên kếtQuỹ Tiền tệ Quốc tế . Iraq theo thể chế cộng hoà nghị viện liên bang, gồm có 19 tỉnh và một vùng tự trị (Kurdistan thuộc Iraq). Tôn giáo chính thức của Iraq là Hồi giáo.

  1. ^ “Iraq's Constitution of 2005” (PDF). Constitute Project. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2020.
  2. ^ "World Population prospects – Population division". population.un.org. Ban Kinh tế và Xã hội Liên Hợp Quốc, Population Division. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2019.
  3. ^ "Overall total population" – World Population Prospects: The 2019 Revision” (xslx). population.un.org (custom data acquired via website). Ban Kinh tế và Xã hội Liên Hợp Quốc, Population Division. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2019.
  4. ^ a b c d “World Economic Outlook Database, October 2018”. IMF.org. International Monetary Fund. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2019.
  5. ^ “World Bank GINI index”. Data.worldbank.org. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2016.
  6. ^ Human Development Report 2020 The Next Frontier: Human Development and the Anthropocene (PDF). United Nations Development Programme. ngày 15 tháng 12 năm 2020. tr. 343–346. ISBN 978-92-1-126442-5. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2020.
  7. ^ “Declaration of Principles for a Long-Term Relationship of Cooperation and Friendship Between the Republic of Iraq and the United States of America”. ngày 26 tháng 11 năm 2007.
  8. ^ “Top 10 Battles for the Control of Iraq”. Livescience. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2009.
  9. ^ Basu, Moni (ngày 18 tháng 12 năm 2011). “Deadly Iraq war ends with exit of last U.S. troops”. CNN. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2011.

From Wikipedia, the free encyclopedia · View on Wikipedia

Developed by Tubidy