Karl Marx | |
---|---|
Ảnh chân dung Marx chụp bởi John Mayall, 1875 | |
Sinh | Karl Heinrich Marx 5 tháng 5 năm 1818 Trier, Phổ, Bang liên Đức |
Mất | 14 tháng 3 năm 1883 London, Anh quốc | (64 tuổi)
Quốc tịch |
|
Học vị |
|
Phối ngẫu | |
Con cái | 7, bao gồm Jenny, Laura và Eleanor |
Cha mẹ |
|
Người thân |
|
Thời kỳ | Triết học thế kỷ 19 |
Vùng | Triết học phương Tây |
Trường phái | |
Luận văn | Sự khác biệt giữa triết học tự nhiên Democritus và Epicurus (1841) |
Tư vấn tiến sĩ | Bruno Bauer |
Đối tượng chính |
|
Tư tưởng nổi bật |
|
Ảnh hưởng bởi | |
Chữ ký | |
Karl Heinrich Marx (phiên âm tiếng Việt: Các Mác; 5 tháng 5 năm 1818 – 14 tháng 3 năm 1883) là một nhà triết học, kinh tế học, sử học, xã hội học, lý luận chính trị, nhà báo và nhà cách mạng người Đức. Tên tuổi của Marx gắn liền với hai danh tác nổi bật, đó là cuốn pamfơlê Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (1848) và bốn tập sách Das Kapital. Những tư tưởng chính trị và triết học của Marx đã có tầm ảnh hưởng lớn lao đến lịch sử của các lĩnh vực tri thức, kinh tế và chính trị mãi tận về sau.
Karl Marx chào đời tại Trier, Đức. Ở bậc đại học, Marx lựa chọn học ngành luật và triết. Ông kết hôn với nhà phê bình kịch nghệ sân khấu kiêm nhà hoạt động chính trị tên là Jenny von Westphalen vào năm 1843. Do liên tục tung ra các ấn bản chính trị làm phật lòng chính quyền sở tại, Marx lâm vào cảnh không quốc tịch, rồi đành sống lưu vong cùng vợ và con cái tại Luân Đôn suốt nhiều thập kỷ. Tại đây, ông tiếp tục xây dựng các tư tưởng của mình với sự trợ giúp của triết gia người Đức Friedrich Engels và cho xuất bản nhiều tác phẩm, miệt mài nghiên cứu tại phòng đọc của Bảo tàng Anh.
Những lý thuyết phê phán của Marx về xã hội, kinh tế, chính trị – gọi chung là chủ nghĩa Marx – cho rằng các xã hội loài người từ xưa đến nay diễn tiến nhờ đấu tranh giai cấp. Trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, điều này hiện thân ở dạng đấu tranh giữa giai cấp thống trị (hay giai cấp tư sản), giai cấp kiểm soát hoàn toàn phương tiện sản xuất, và giai cấp lao động (hay giai cấp vô sản), giai cấp phải vận hành những phương tiện sản xuất sở hữu bởi giai cấp tư sản bằng sức lao động của bản thân để được hưởng tiền công.[3] Dựa trên hướng tiếp cận mang tính phê phán mà ông gọi là chủ nghĩa duy vật lịch sử, Marx tiên đoán rằng chủ nghĩa tư bản sẽ liên tục nảy sinh các mâu thuẫn nội bộ giống như những hình thái kinh tế chính trị đi trước; điều này rốt cuộc sẽ khiến nó tự sụp đổ và bị thay thế bởi phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa. Theo Marx, sự đối kháng giai cấp trong lòng chủ nghĩa tư bản – bắt nguồn một phần từ bản tính bất ổn định và dễ khủng hoảng của nó – sẽ khơi mào ý thức giai cấp của toàn thể công nhân lao động, thôi thúc họ vùng lên tiếm đoạt quyền lực chính trị và cuối cùng tạo lập nên một xã hội cộng sản phi giai cấp nhờ liên tưởng tự do về sản xuất.[4] Marx luôn chủ trương áp dụng lý thuyết vào thực tiễn, ông cho rằng giai cấp lao động phải thực hiện cách mạng vô sản một cách có tổ chức nhằm lật đổ chủ nghĩa tư bản và giải phóng thể chế kinh tế xã hội.[5]
Marx được đánh giá là một trong những nhân vật có tầm ảnh hưởng to lớn nhất trong lịch sử nhân loại, các tác phẩm của ông đã nhận được nhiều lời tán dương cũng như nhiều lời chỉ trích.[6] Các công trình kinh tế học của ông đã đặt nền móng cho phần lớn sự hiểu biết hiện tại của ta về lao động và mối quan hệ của lao động với tư bản.[7][8][9] Vô số nhà trí thức, các tổ chức công đoàn, các nghệ sĩ và các đảng phái chính trị trên khắp thế giới đều chịu ảnh hưởng tư tưởng từ Marx, theo đó một số cá nhân và đoàn thể tiếp tục phát huy và sửa đổi lý thuyết của ông sao cho phù hợp với thế sự. Marx thường được trích dẫn là một trong những kiến trúc sư chính của ngành khoa học xã hội đương đại.[10][11]
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên manifesto
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Calhoun2002-23-24
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Manchester
The greatest economists, Smith or Marx or Keynes, have changed the course of history ... [Những nhà kinh tế vĩ đại nhất, Smith hoặc Marx hoặc Keynes, đã thay đổi dòng chảy của lịch sử ...]
Max Weber is known as a principal architect of modern social science along with Karl Marx and Emil Durkheim. [Max Weber nổi danh với vai trò là kiến trúc sư chính của ngành khoa học xã hội hiện đại, cùng với Karl Marx và Emil Durkheim.]