Kazakhstan

Cộng hòa Kazakhstan
Tên bản ngữ
    • Қазақстан Республикасы(tiếng Kazakh)
      Qazaqstan Respublikasy
    • Республика Казахстан(tiếng Nga)
      Respublika Kazakhstan

Quốc caMeniñ Qazaqstanım
(tiếng Việt: "Kazakhstan của tôi")
Vị trí của Kazakhstan (xanh)
Vị trí của Kazakhstan (xanh)
Tổng quan
Thủ đôAstana
51°10′B 71°26′Đ / 51,167°B 71,433°Đ / 51.167; 71.433
Almaty (thương mại)
Thành phố lớn nhấtAlmaty
Ngôn ngữ chính thứcTiếng Kazakh
Đồng chính thức
Tiếng Nga[3]
Sắc tộc
(2020[4])
Tôn giáo chính
Tên dân cưNgười Kazakhstan[a][2]
Chính trị
Chính phủCộng hòa lập hiến tổng thống đơn nhất
Kassym-Jomart Tokayev
Oljas Bektenov
Mäulen Äşimbaev
Erlan Qoşanov
Lập phápQuốc hội
Thượng viện
Mazhilis
Lịch sử
Độc lập 
1465
13 tháng 12 năm 1917
26 tháng 8 năm 1920
19 tháng 6 năm 1925
5 tháng 12 năm 1936
• Tuyên bố chủ quyền
25 tháng 10 năm 1990
• Tái lập Cộng hoà Kazakhstan
10 tháng 12 năm 1991
• Tuyên bố độc lập khỏi Liên Xô
16 tháng 12 năm 1991
• Gia nhập SNG
21 tháng 12 năm 1991
26 tháng 12 năm 1991
2 tháng 3 năm 1992
30 tháng 8 năm 1995
Địa lý
Diện tích 
• Tổng cộng
2,724,900 km2 (hạng 9)
1,052,085 mi2
• Mặt nước (%)
1,7
Dân số 
• Ước lượng 2020
Tăng 18.711.200[5] (hạng 64)
7/km2 (hạng 236)
18/mi2
Kinh tế
GDP  (PPP)Ước lượng 2020
• Tổng số
Tăng $569,813 tỉ[6] (hạng 41)
Tăng $30.178[6] (hạng 53)
GDP  (danh nghĩa)Ước lượng 2020
• Tổng số
Tăng $179,332 tỉ[6] (hạng 55)
• Bình quân đầu người
Tăng $9.686[6] (hạng 69)
Đơn vị tiền tệTenge (₸) (KZT)
Thông tin khác
Gini? (2017)Tăng theo hướng tiêu cực 27,5[7]
thấp
HDI? (2019)Tăng 0,817[8]
rất cao · hạng 50
Múi giờUTC+5 / +6 (Tây / Đông)
Giao thông bênphải
Mã điện thoại+7-6xx, +7-7xx
Mã ISO 3166KZ
Tên miền Internet

  1. ^ Người Kazakhstan bao gồm tất cả các công dân mang quốc tịch Kazakhstan, trái ngược hoàn toàn với dân tộc Kazakh.[1]
  2. ^ Là văn tự chính thức cho tiếng Kazakh (đến năm 2025) và tiếng Nga.
  3. ^ Là văn tự chính thức cho tiếng Kazakh (từ năm 2017).

Kazakhstan (phiên âm tiếng Việt: Ca-dắc-xtan; tiếng Kazakh: Қазақстан Республикасы, Qazaqstan Respublikasy; tiếng Nga: Республика Казахстан, Respublika Kazakhstan), tên chính thức là Cộng hòa Kazakhstan là một quốc gia có chủ quyền trải rộng trên phần phía bắc và trung tâm của lục địa Á-Âu. Diện tích của Kazakhstan là 2.724.902 km², rộng lớn hơn cả Tây Âu. Kazakhstan là quốc gia có diện tích đứng thứ 9 thế giới. Nước này có một phần nhỏ lãnh thổ nằm ở bờ phía tây sông Ural, thuộc phần châu Âu

Kazakhstan giáp Nga về phía bắc, Trung Quốc về phía đông nam, hai nước Trung ÁUzbekistanKyrgyzstan về phía nam, Turkmenistan về phía tây nam. Kazakhstan cũng có đường bờ biển với 2 biển là biển Aralbiển Caspia.

Kazakhstan là quốc gia rộng thứ 9 trên thế giới nhưng về dân số chỉ xếp thứ 62 cho nên Kazakhstan là một trong những quốc gia có mật độ dân cư thưa thớt nhất trên thế giới: trung bình 7 người/km². Dân số theo thống kê năm 2006 của Kazakhstan là 15.300.000 người, giảm xuống từ 16.464.000 người vào năm 1989 do sự di cư của cộng đồng người Ngangười Đức Volga. Đại bộ phần địa hình của Kazakhstan là bán hoang mạc.

Trong hầu hết lịch sử lãnh thổ của Kazakhstan hiện đại từng là nơi sinh sống của các bộ tộc du mục. Tới thế kỷ XVI, người Kazakh xuất hiện như một nhóm riêng biệt, được phân chia thành ba hãn quốc. Người Nga bắt đầu tiến vào thảo nguyên Kazakhthế kỷ XVIII và tới giữa thế kỷ XIX toàn bộ Kazakhstan là một phần của Đế chế Nga. Sau cuộc cách mạng tháng 10 Nga năm 1917, và cuộc nội chiến sau đó, lãnh thổ Kazakhstan được tổ chức lại nhiều lần trở thành Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết Kazakh năm 1936, một phần của Liên bang Xô viết. Trong thế kỷ XX, Kazakhstan là nơi diễn ra nhiều dự án lớn của Liên Xô, gồm cả chiến dịch Đất chưa Khai phá của Khrushchev, Sân bay vũ trụ Baikonur, và Semipalatinsk "Polygon", địa điểm thử nghiệm vũ khí hạt nhân chính của Liên Xô.

Kazakhstan tuyên bố độc lập ngày 16 tháng 12 năm 1991, nước cộng hoà cuối cùng của Liên xô thực hiện điều này. Lãnh đạo thời cộng sản của họ, Nursultan Nazarbayev, trở thành tổng thống mới. Từ khi độc lập, Kazakhstan đã theo đuổi một chính sách đối ngoại cân bằng và nỗ lực phát triển nền kinh tế, đặc biệt là công nghiệp hydrocarbon. Tuy triển vọng kinh tế đang được cải thiện, Tổng thống Nazarbayev vẫn duy trì sự kiểm soát chặt chẽ với nền chính trị trong nước. Tuy vậy, danh tiếng quốc gia của Kazakhstan vẫn đang được tạo lập.[9] Hiện Kazakhstan được coi là quốc gia có ưu thế nhất tại vùng Trung Á.[10] Nước này là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế, gồm cả Liên hiệp quốc, Đối tác vì hoà bình của NATO, Cộng đồng các quốc gia độc lập, và Tổ chức Hợp tác Thượng Hải. Năm 2010, Kazakhstan làm chủ tịch Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu.

Kazakhstan đa dạng về sắc tộcvăn hoá, một phần bởi những cuộc trục xuất hàng loạt nhiều nhóm sắc tộc tới nước này trong thời kỳ cầm quyền của Stalin. Người Kazakh là nhóm lớn nhất. Kazakhstan cho phép tự do tôn giáo, và nhiều đức tin khác nhau có hiện diện tại nước này. Hồi giáo là tôn giáo chính. Tiếng Kazakhngôn ngữ quốc gia, trong khi tiếng Nga cũng được chính thức sử dụng như một ngôn ngữ "tương đương" (với tiếng Kazakh) trong các định chế của Kazakhstan.[11][12]

  1. ^ Schneider, Johann F.; Larsen, Knud S.; Krumov, Krum; Vazow, Grigorii (2013). Advances in International Psychology: Research Approaches and Personal Dispositions, Socialization Processes and Organizational Behavior (bằng tiếng Anh). Kassel university press GmbH. tr. 164. ISBN 978-3-86219-454-4. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 2 năm 2018.
  2. ^ Kazakhstan Lưu trữ 2017-10-30 tại Wayback Machine. CIA World Factbook.
  3. ^ "Constitution of the Republic of Kazakhstan" Lưu trữ 2014-07-14 tại Wayback Machine. zan.kz.
  4. ^ “Численность населения Республики Казахстан по отдельным этносам на начало 2020 года”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2020.
  5. ^ “Негізгі”. stat.gov.kz. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2019.
  6. ^ a b c d “World Economic Outlook Database, October 2019”. IMF.org. International Monetary Fund. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2020.
  7. ^ “GINI index (World Bank estimate)”. data.worldbank.org. World Bank. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2019.
  8. ^ “2019 Human Development Report” (PDF). United Nations Development Programme. 2019. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 16 tháng 4 năm 2020. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2020.
  9. ^ Zarakhovich, Yuri (27 tháng 9 năm 2006). "Kazakhstan Comes on Strong" Lưu trữ 2010-09-03 tại Wayback Machine, Time Magazine.
  10. ^ Medvedev Visit Underscores Kazakh Victory Over Uzbekistan For Regional Dominance Radio Free Europe/Radio Liberty
  11. ^ “The World Factbook”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 12 năm 2018. Truy cập 23 tháng 5 năm 2015.
  12. ^ “Constitution of the Republic of Kazakhstan”. Truy cập 23 tháng 5 năm 2015.

From Wikipedia, the free encyclopedia · View on Wikipedia

Developed by Tubidy