Kosovo

Cộng hòa Kosovo
Tên bản ngữ
Quốc huy Kosovo
Quốc huy

Vị trí trong châu Âu
Vị trí trong châu Âu
Tổng quan
Vị thếLãnh thổ tranh chấp
Thủ đô
và thành phố lớn nhất
Prištinaa
42°40′B 21°10′Đ / 42,667°B 21,167°Đ / 42.667; 21.167
Ngôn ngữ chính thức
Ngôn ngữ vùng
Sắc tộc
[2]
Chính trị
Chính phủCộng hòa lập hiến đại nghị đơn nhất
Vjosa Osmani
Albin Kurti
Glauk Konjufca
Lập phápQuốc hội
Lịch sử
Thành lập
1877
31 tháng 1 năm 1946
2 tháng 7 năm 1990
9 tháng 6 năm 1999
• Chính quyền LHQ
10 tháng 6 năm 1999
17 tháng 2 năm 2008
• Kết thúc giám sát quốc tế
10 tháng 9 năm 2012
19 tháng 4 năm 2013
Địa lý
Diện tích  
• Tổng cộng
10.887 km2 (hạng 171)
4.212 mi2
• Mặt nước (%)
1,0[6]
Dân số 
• Ước lượng 2020
1.873.160[5] (hạng 152)
159/km2
412/mi2
Kinh tế
GDP  (PPP)Ước lượng 2020
• Tổng số
Tăng $23.524 tỷ[7]
Tăng $13.017[7]
GDP  (danh nghĩa)Ước lượng 2020
• Tổng số
Tăng $8,402 tỷ[7]
• Bình quân đầu người
Tăng $4.649[7]
Đơn vị tiền tệEuro (€)b (EUR)
Thông tin khác
Gini? (2017)Tăng theo hướng tiêu cực 29,0[8]
thấp
HDI? (2016)Tăng 0,742[9]
cao
Múi giờUTC+1 (CET)
• Mùa hè (DST)
UTC+2 (CEST)
Cách ghi ngày thángngày.tháng.năm
Giao thông bênphải
Mã điện thoại+383
Mã ISO 3166XK
Tên miền Internet.xk (đề xuất)
  1. Priština là thủ đô chính thức.[10] Prizren là thủ đô lịch sử của Kosovo.[10]
  2. Đơn phương sử dụng; Kosovo không phải là thành viên chính thức của eurozone.
  3. XK là mã ISO 3166 "dành cho người dùng" không được tiêu chuẩn chỉ định rõ, nhưng được sử dụng bởi Ủy ban châu Âu, Thụy Sỹ, Deutsche Bundesbank và các tổ chức khác. Tuy nhiên, ISO 3166-2:RS-KM vẫn còn đang được sử dụng.

Kosovo (tiếng Albania: Kosova [kɔsɔva]; tiếng Kirin Serbia: Косово) là một lãnh thổ tranh chấp[11][12] và quốc gia được một bộ phận quốc tế công nhận[13][14] tại Đông Nam Âu, tuyên bố độc lập khỏi Serbia vào năm 2008 với tên gọi nước Cộng hòa Kosovo (tiếng Albania: Republika e Kosovës; tiếng Serbia: Република Косово / Republika Kosovo). Kosovo là lãnh thổ nội lục tại miền trung Bán đảo Balkan, thủ đô và thành phố lớn nhất là Priština. Kosovo có biên giới với Bắc MacedoniaAlbania về phía nam, Montenegro về phía tây, và lãnh thổ không tranh chấp của Serbia về phía bắc và đông. Serbia công nhận quyền cai trị lãnh thổ của chính phủ dân cử Kosovo,[15] song họ vẫn tiếp tục yêu sách lãnh thổ này với tên gọi Tỉnh tự trị Kosovo và Metohija.

Trong thời kỳ cổ đại, Vương quốc Dardania, và sau đó là Tỉnh Dardania của La Mã nằm trên khu vực. Đến thời kỳ Trung Cổ, khu vực thuộc Đế quốc Đông La Mã, Đế quốc Bulgaria và Serbia, và nhiều người nhận định Trận Kosovo vào năm 1389 là một trong các thời khắc quyết định trong lịch sử Trung Cổ của Serbia. Kosovo là bộ phận của Đế quốc Ottoman từ thế kỷ 15 đến đầu thế kỷ 20, và trong cuối thế kỷ 19 khu vực trở thành trung tâm của phong trào độc lập Albania cùng với Liên minh Prizren. Do thất bại trong Chiến tranh Balkan lần thứ nhất (1912–13), Đế quốc Ottoman nhượng lại Tỉnh Kosovo cho Đồng Minh Balkan; Vương quốc Serbia lấy được phần lớn lãnh thổ này, còn Vương quốc Montenegro sáp nhập phần phía tây, song hai quốc gia sau đó gia nhập Vương quốc Nam Tư sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Sau một giai đoạn nhất thể Nam Tư trong Vương quốc, hiến pháp Nam Tư sau Chiến tranh thế giới thứ hai lập ra Tỉnh tự trị Kosovo và Metohija thuộc nước cộng hòa Serbia của Nam Tư.

Căng thẳng sắc tộc kéo dài giữa cư dân Albania và Serb khiến lãnh thổ bị phân chia theo dân tộc, dẫn đến bạo lực giữa hai dân tộc mà đỉnh điểm là Chiến tranh Kosovo 1998–99, nằm trong các cuộc Chiến tranh Nam Tư rộng hơn.[16] Chiến tranh kết thúc bằng cuộc can thiệp quân sự của NATO, buộc Cộng hòa Liên bang Nam Tư triệt thoái binh sĩ khỏi Kosovo, nơi đây được Liên Hợp Quốc bảo hộ theo Nghị quyết số 1244. Ngày 17 tháng 2 năm 2008, Nghị viện Kosovo tuyên bố độc lập, và từ đó giành được công nhận ngoại giao là quốc gia có chủ quyền từ 110 quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc (đến tháng 12/2016). Serbia từ chối không nhận Kosovo là một quốc gia,[17] song theo Thỏa thuận Bruxelles năm 2013 họ chấp thuận tính hợp pháp của các cơ quan Kosovo. Kosovo được phân loại là một quốc gia có thu nhập trung bình thấp, trải qua tăng trưởng kinh tế vững chắc trong những năm gần đây theo đánh giá của các tổ chức tài chính quốc tế, và là một trong bốn quốc gia tại châu Âu có tăng trưởng trong tất cả các năm kể từ bắt đầu khủng hoảng tài chính toàn cầu vào năm 2008.[18]

  1. ^ “Assembly approves Kosovo anthem”. B92. 11 tháng 6 năm 2008. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 2 năm 2011. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2008.Quản lý CS1: URL hỏng (liên kết)
  2. ^ “Kosovo Population 2019”. World Population Review. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2019.
  3. ^ “Israel's ties with Kosovo: What new opportunities await?”. The Jerusalem Post. ngày 1 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2021.
  4. ^ “Municipal language compliance in Kosovo”. OSCE Minsk Group. Turkish language is currently official in Prizren and Mamuşa/Mamushë/Mamuša municipalities. In 2007 and 2008, the municipalities of Gjilan/Gnjilane, southern Mitrovicë/Mitrovica, Prishtinë/Priština and Vushtrri/Vučitrn also recognized Turkish as a language in official use.
  5. ^ “Kosovo population (2019) live – Countrymeters”.
  6. ^ “Water percentage in Kosovo (Facts about Kosovo; 2011 Agriculture Statistics)”. Kosovo Agency of Statistics, KAS. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 8 năm 2017.
  7. ^ a b c d “World Economic Outlook Database, October 2019”. International Monetary Fund. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2020.
  8. ^ “GINI index (World Bank estimate)–Kosovo”. World Bank. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2020.
  9. ^ “Kosovo Human Development Report 2016”. United Nations Development Programme (UNDP). ngày 19 tháng 10 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2020.
  10. ^ a b “Ligji Nr. 06/L-012 për Kryeqytetin e Republikës së Kosovës, Prishtinën” (bằng tiếng Albania). Gazeta Zyrtare e Republikës së Kosovës. ngày 6 tháng 6 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2020.
  11. ^ Michael Rossi (ngày 30 tháng 10 năm 2014). “Five more inconvenient truths about Kosovo”. TransConflict.
  12. ^ Engjellushe Morina (tháng 4 năm 2014). “Brussels "First Agreement" - A year after” (PDF). kas.de. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2015. it has been a highly disputed territory
  13. ^ Coppieters, Bruno; Fotion, Nick (2008). Moral Constraints on War: Principles and Cases . Lexington Books. tr. 245. ISBN 978-0-7391-2129-0. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2016.
  14. ^ Dr. Krylov, Aleksandr. “Is Kosovo Legally Recognised As A State International Law Essay”. Analyticon. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2016.
  15. ^ Gvosdev, Nikolas K. (ngày 24 tháng 4 năm 2013). “Kosovo and Serbia Make a Deal”. Foreign Affairs.
  16. ^ Schabnel, Albrecht; Thakur (ed), Ramesh (ed). Kosovo and the Challenge of Humanitarian Intervention: Selective Indignation, Collective Action, and International Citizenship, New York: The United Nations University, 2001. Pp. 20.
  17. ^ “7 Years of Kosovo » Howard Smith of Geelong”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2015.
  18. ^ “Kosovo Home”.

From Wikipedia, the free encyclopedia · View on Wikipedia

Developed by Tubidy