Kuching

Kuching
Chuyển tự khác
 • chữ Jawiکوچيڠ
 • Trung văn古晉
Quang cảnh Kuching nhìn về Đông Nam.
Quang cảnh Kuching nhìn về Đông Nam.
Ấn chương chính thức của Kuching
Ủy ban Thành phố Kuching Bắc
Biểu trưng chính thức của Kuching
Hội đồng Thành phố Kuching Nam
Tên hiệu: "Thành phố Mèo"
Kuching trên bản đồ Đông Malaysia
Kuching
Kuching
Vị trí tại Borneo
Tọa độ: 1°33′36″B 110°20′42″Đ / 1,56°B 110,345°Đ / 1.56000; 110.34500
Quốc gia Malaysia
Bang Sarawak
TỉnhKuching
HuyệnKuching
Vương quốc Brunei thành lập1827
James Brooke định cư18 tháng 8 năm 1842
Khu tự quản1 tháng 1 năm 1934
Vị thế thành phố1 tháng 8 năm 1988
Diện tích[1]
 • Thành phố Kuching431,02 km2 (16,642 mi2)
 • Vùng đô thị2.030,94 km2 (78,415 mi2)
 • Kuching Bắc369,48 km2 (14,266 mi2)
 • Kuching Nam61,54 km2 (2,376 mi2)
 Nguồn từ trang tin điện tử chính thức DBKU
Độ cao27 m (89 ft)
Độ cao cực đại810,2 m (26,581 ft)
Độ cao cực tiểu0 m (0 ft)
Dân số (2010)[2]
 • Thành phố Kuching325.132
 • Mật độ754,33/km2 (195,370/mi2)
 • Vùng đô thị684.112
 • Mật độ vùng đô thị336,8/km2 (8,720/mi2)
 Nguồn từ Điều tra Dân số và Nhà ở Malaysia 2010. Khu vực đô thị Kuching (Đại Kuching) gồm cả 358.980 người tại khu tự quản Padawan và huyện Samarahan.[3]
Múi giờMST (UTC+8)
Mã bưu chính93xxx
Thành phố kết nghĩaTrấn Giang, Alexandria, Rotterdam, Pontianak, Kōchi
Mã điện thoại082 (chỉ cố định)
Mã biển số xeQQ, QA và QK (cho tất cả xe trừ taxi)
HQ (chỉ cho taxi)
Trang webKuching Bắc: www.dbku.sarawak.gov.my
Kuching Nam: www.mbks.gov.my

Kuching /ˈkɪŋ/ (chữ Jawi: کوچيڠ‎; tiếng Trung: 古晉), gọi chính thức là Thành phố Kuching,[4] là thủ phủ và thành phố đông dân nhất của bang Sarawak tại Malaysia.[5] Đây cũng là thủ phủ của tỉnh Kuching. Thành phố nằm bên sông Sarawak tại đầu tây nam của Sarawak trên đảo Borneo và có diện tích là 431 kilômét vuông (166 dặm vuông Anh), dân số là 165.642 tại khu vực hành chính Kuching Bắc và 159.490 tại khu vực hành chính Kuching Nam[2][6][7]—tổng dân số là 325.132 (2010).[2]

Kuching là thủ phủ thứ ba của Sarawak vào năm 1827, trong thời kỳ cai trị của Vương quốc Brunei. Năm 1841, Kuching trở thành thủ đô của Sarawak sau khi Sarawak được Brunei nhượng cho James Brooke. Đô thị tiếp tục được quan tâm và phát triển trong thời gian cai trị của Charles Brooke. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Kuching bị quân Nhật chiếm đóng từ năm 1942 đến năm 1945. Sau chiến tranh, đô thị còn nguyên vẹn. Rajah cuối cùng của Sarawak là Charles Vyner Brooke quyết định nhượng Sarawak với vị thế là một thuộc địa vương thất Anh vào năm 1946. Kuching duy trì là thủ đô trong thời kỳ Thuộc địa vương thất. Sau khi Malaysia hình thành vào năm 1963, Kuching duy trì vị thế thủ phủ cấp bang và được trao tình trạng thành phố vào năm 1988. Từ đó, thành phố Kuching được chia thành hai khu vực hành chính, do hai chính quyền địa phương riêng biệt quản lý.

Kuching là một địa điểm ẩm thực lớn đối với du khách và là cửa ngõ chính để du khách đến thăm Sarawak và Borneo.[7] Vườn quốc gia đất ngập nước Kuching nằm cách khoảng 30 kilômét (19 mi) từ thành phố, và có nhiều điểm thu hút du lịch khác trong và quanh Kuching như Vườn quốc gia Bako, Trung tâm động vật hoang dã Semenggoh, Nhạc hội thế giới Rừng mưa (RWMF), Tòa nhà nghị viện bang, Cung Astana, Pháo đài Margherita, Bảo tàng mèo Kuching, và Bảo tàng bang Sarawak. Thành phố trở thành một trong các trung tâm công nghiệp và thương nghiệp tại Đông Malaysia.[8][9]

  1. ^ “Briefing By The Mayor of Kuching North”. Kuching North City Hall. Economic Planning Unit (Prime Minister's Department Malaysia). Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2013.
  2. ^ a b c “Population Distribution by Local Authority Areas and Mukims, 2010 (page 1 & 8)” (PDF). Department of Statistics, Malaysia. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 5 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2013.
  3. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên PBTSarawak
  4. ^ “City of Kuching Ordinance” (PDF). Sarawak State Attorney-General's Chambers. 1988. tr. 3 (Chapter 48).
  5. ^ Oxford Business Group. The Report: Sarawak 2011. Oxford Business Group. tr. 13–. ISBN 978-1-907065-47-7. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2013.
  6. ^ Trudy Ring; Robert M. Salkin; Sharon La Boda (tháng 1 năm 1996). International Dictionary of Historic Places: Asia and Oceania. Taylor & Francis. tr. 497–498. ISBN 978-1-ngày 86 tháng 4 năm 4964 Kiểm tra giá trị |isbn=: ký tự không hợp lệ (trợ giúp).Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  7. ^ a b Britt Bunyard (ngày 6 tháng 3 năm 2000). Walking to Singapore. iUniverse. tr. 223–. ISBN 978-0-595-00086-9.
  8. ^ Raymond Frederick Watters; T. G. McGee (1997). Asia-Pacific: New Geographies of the Pacific Rim. Hurst & Company. tr. 311–. ISBN 978-1-85065-321-9.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  9. ^ Oxford Business Group (2008). The Report: Sarawak 2008. Oxford Business Group. tr. 30, 56, 69 & 136. ISBN 978-1-902339-95-5.

From Wikipedia, the free encyclopedia · View on Wikipedia

Developed by Tubidy