Leo von Caprivi

Leo von Caprivi
Thủ tướng Đế quốc Đức
Nhiệm kỳ
20 tháng 3 năm 1890 – 26 tháng 10 năm 1894
4 năm, 220 ngày
Hoàng đếWilhelm II
Phó Thủ tướngKarl Heinrich von Boetticher
Tiền nhiệmOtto von Bismarck
Kế nhiệmChlodwig von Hohenlohe-Schillingsfürst
Thủ tướng Vương quốc Phổ
Nhiệm kỳ
20 tháng 3 năm 1890 – 22 tháng 3 năm 1892
2 năm, 2 ngày
VuaWilhelm II
Tiền nhiệmOtto von Bismarck
Kế nhiệmBotho zu Eulenburg
Thông tin cá nhân
Sinh
Georg Leo von Caprivi

24 tháng 2 năm 1831
Berlin, Vương quốc Phổ
(Nay là Đức)
Mất6 tháng 2 năm 1899 (67 tuổi)
Skyren, Đế quốc Đức
(Nay là Skórzyn, Ba Lan)
Đảng chính trịĐộc lập
Chữ ký
Phục vụ trong quân đội
Thuộc Vương quốc Phổ
Năm tại ngũ1849–1888
Cấp bậcĐại tướng Lục quân
Phó Đô đốc
Tham chiếnChiến tranh Schleswig lần hai
Chiến tranh Áo-Phổ
Cảnh báo: Trang sử dụng Bản mẫu:Thông tin viên chức với tham số "religion" không rõ (thông báo này chỉ được hiển thị trong bản xem trước).

Georg Leo Graf von Caprivi de Caprera de Montecuccoli[1] (tên khai sinh là Georg Leo von Caprivi; 24 tháng 2 năm 18316 tháng 2 năm 1899) là một Thượng tướng Bộ binhchính khách của Đức, người đã kế nhiệm Otto von Bismarck làm Thủ tướng Đức. Ông là người Phổ gốc ÝSlavơ, đã từng tham gia quân đội Phổ trong các cuộc chiến tranh với Áo năm 1866, trên cương vị là một thành viên bộ tham mưu của Binh đoàn thứ nhất. Sau đó, trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức năm 18701871, ông được bổ nhiệm làm tham mưu trưởng của Quân đoàn X, một phần thuộc Binh đoàn thứ hai, và đã tham chiến trong các trận đánh quanh Metz và quanh Orléans. Vào năm 1883, ông được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Hải quân, chỉ huy hạm đội và đại diện cho hải quân Đức trong Quốc hội. Ông từ chức năm 1888 và được đổi làm tư lệnh Quân đoàn X.[2]

Do ông là người có tài điều khiển và không dính líu với các đảng phái chính trị, Bismarck đã từng coi Caprivi là người kế nhiệm có tiềm năng của mình. Và, vào ngày 20 tháng 3 năm 1890, Caprivi được phong làm Thủ tướng của Đức và Phổ, đồng thời là Bộ trưởng Ngoại giao. Ông giữ ghế Thủ tướng Đức cho đến tháng 10 năm 1894. Dưới thời ông, bộ luật chống xã hội chủ nghĩa bị bãi bỏ và việc phục vụ quân ngũ được cắt ngắn từ 3 năm xuống 2 năm.[2] Ngoài ra, như một phần thuộc "đường lối mới" của Đức hoàng Wilhelm II, Caprivi đã từ bỏ chính sách phối hợp về quân sự, kinh tế và tư tưởng với Nga với Bismarck, và không thể hình thành mối quan hệ chặt chẽ với Anh. Ông đã đàm phán các hiệp ước thương mại và chú trọng tái cấu trúc nền quân sự Đức.

  1. ^ Chú ý đến tên gọi của ông: Graf là một tước hiệu, tương đương với Bá tước, chứ không phải là một tên riêng hoặc tên lót. Trước năm 1919, tước hiệu nằm ở phía trước tên riêng. Tước hiệu cũ của những người còn sống sau năm 1919 là thành phần thuộc tên họ, do đó nằm phía sau tên thánh và không thể được dịch. Tước vị tương đương với Nữ Bá tướcGräfin.
  2. ^ a b Georg Leo Graf von Caprivi de Caprara de Montecucculi

From Wikipedia, the free encyclopedia · View on Wikipedia

Developed by razib.in