Little Richard | |
---|---|
Little Richard trình diễn ở Austin, Texas, tháng 3 năm 2007 | |
Thông tin nghệ sĩ | |
Tên khai sinh | Richard Wayne Penniman |
Tên gọi khác | Little Richard, The Real King of Rock ‘n’ Roll, The King of Rockin ‘n’ Rollin' Rhythm & Blues Soulin’.[1] The Architect of Rock-and-Roll[2] |
Sinh | 5 tháng 12, 1932 |
Nguyên quán | Macon, Georgia, Mỹ |
Mất | 9 tháng 5, 2020 Nashville, Tennessee, Mỹ | (87 tuổi)
Thể loại | Rock and roll, rhythm and blues, soul, funk, nhạc phúc âm |
Nghề nghiệp | Nhạc sĩ, ca sĩ, nhà sản xuất thu âm, diễn viên |
Nhạc cụ | Hát, piano, keyboards, saxophone |
Năm hoạt động | 1945[3]–2020 |
Hãng đĩa | RCA Camden, Peacock, Specialty, Gone, Atlantic, Bell, Brunswick, Coral, Critique, Elektra, End, Guest Star, Kent, Lost-Nite, Mainstream, Manticore, MCA, Mercury, Modern, Vee Jay, Okeh, Reprise, K-Tel, Black Label, Warner Bros., WTG |
Richard Wayne Penniman (5 tháng 12 năm 1932 – 9 tháng 5 năm 2020), hay còn được biết đến với nghệ danh Little Richard, là ca sĩ, nhạc sĩ, nhà sản xuất thu âm và diễn viên người Mỹ. Ông được coi là chìa khóa cho giai đoạn chuyển tiếp giữa nhạc R&B và rock 'n' roll vào những năm 50 của thế kỷ XX. Ông cũng là một trong những người đầu tiên đưa nhạc funk vào giai điệu của rock 'n' roll[4][5], từ đó khai sinh ra nhạc soul[6][7]. Đại sảnh Danh vọng Rock and Roll viết về ông:
Penniman bắt đầu xuất hiện trên sân khấu từ năm 1945 khi còn ở tuổi vị thành niên. Lần đầu tiên ông thu âm là vào ngày 16 tháng 10 năm 1951 qua việc hát lại âm nhạc phúc âm của Billy Wright, người bạn đã giúp ông suốt giai đoạn đầu tiên của sự nghiệp[9][10]. Ông ký hợp đồng với RCA Records vào năm 1952, và kể từ năm 1953 là hãng Peacock Records. Không có nhiều thành công, Penniman quyết định chuyển hướng sang một thứ nhạc R&B kiểu mới. Năm 1955, băng demo của ông gây chú ý tới giám đốc Art Rupe của Specialty Records, người sau đó quyết định mua lại hợp đồng của ông với Peacock để đưa ông tới Specialty vào tháng 9 năm 1955. Dưới sự hướng dẫn của Robert "Bumps" Blackwell, Penniman bắt đầu thu âm theo phong cách mà ông vẫn thường thể hiện trên sân khấu nhiều năm trước[11], theo nhiều thể loại, với nhịp mạnh, tiếng saxophone lớn, chút âm hưởng của phúc âm, hét, ngân và nhiều hiệu ứng khác pha trộn giữa boogie-woogie và R&B[3]. Thứ âm nhạc mới này[12][13], với kiểu cách đưa nhạc funk vào nhịp rock 'n' roll[5][8] đã là nguồn cảm hứng của vô số nghệ sĩ sau này, trong đó có cả James Brown[14], Elvis Presley[15], Otis Redding[6], Bob Dylan[16], Jimi Hendrix[6][17], The Beatles[18][19], The Rolling Stones[19][20], Led Zeppelin[21], Michael Jackson[22], cùng với đó là rất nhiều thế hệ nghệ sĩ nhạc R&B, rock, soul, funk và rap[13][19][23][24].
Ngày 12 tháng 10 năm 1957, trong làn sóng hâm mộ ngày một tăng vọt, Penniman đột ngột tuyên bố bỏ rock 'n' roll và muốn thấy "Chúa tái sinh"[25]. Tới lúc đó, chỉ trong vòng chưa tới 3 năm, ông đã có được tận 17 ca khúc nằm trong các bảng xếp hạng uy tín[26]. Tháng 1 năm 1958, ông rời xa âm nhạc, đi học trường thánh kinh[27], trở thành mục sư và truyền bá Phúc Âm cùng với đó là tiến hành thu âm rất nhiều ca khúc phúc âm suốt nhiều năm liền. Sau đó ông trở lại và dùng rock and roll đưa mình vào vũ đài chính trị, cho tới khi ông có thể dung hòa được 2 vai trò này mãi những năm sau này[28].
Little Richard nằm trong nhóm các nghệ sĩ đầu tiên được đề cử vào Đại sảnh Danh vọng Rock and Roll năm 1986 và là một trong 4 nghệ sĩ duy nhất (cùng Ray Charles, James Brown, và Fats Domino) có được giải Thành tựu trọn đời của Rhythm and Blues Foundation. Năm 2003, Penniman có tên trong Đại sảnh Danh vọng nhạc sĩ[29]. Năm 2004, tạp chí Rolling Stone xếp ông ở vị trí số 8 trong danh sách 100 nghệ sĩ vĩ đại nhất[30]. Năm 2007, ca khúc nổi tiếng nhất của ông, "Tutti Frutti", đứng vị trí số một trong danh sách "100 ca khúc làm thay đổi thế giới" của tạp chí Mojo cùng với đó là lời bình "ca khúc khai sinh ra rock and roll"[31][32]. Năm 2010, Hiệp hội ghi âm quốc gia của Thư viện Quốc hội Mỹ quyết định ghi bản gốc a cappella của ca khúc này dưới tên "A-wop-bop-a-loo-mop-a-lop-bam-boom!" là lời mở màn của thời kỳ rock 'n' roll[33].
Penniman qua đời ngày 9 tháng 5 năm 2020 vì ung thư xương[34][35][36] tại nhà riêng của em trai ở Nashville[37]. Em trai, các con cùng người thân trong gia đình đều bên cạnh ông lúc lâm chung[38].
|url=
(trợ giúp). Los Angeles Times. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2020.[liên kết hỏng]