Ludwig Wittgenstein

Ludwig Wittgenstein
Chân dung Wittgenstein năm 1930
SinhLudwig Josef Johann Wittgenstein
(1889-04-26)26 tháng 4 năm 1889
Neuwaldegg, Viên, Áo-Hung
Mất29 tháng 4 năm 1951(1951-04-29) (62 tuổi)
Cambridge, Cambridgeshire, Anh Quốc
Quốc tịch
  • Áo (tới năm 1939)
  • Về mặt pháp lý, Đức (từ ngày 3 tháng 7 năm 1938)[1]
  • Anh (kể từ năm 1939)
Học vị
Tác phẩm nổi bậtTractatus Logico-Philosophicus
Philosophische Untersuchungen
Websitewab.uib.no
wittgen-cam.ac.uk
Thời kỳTriết học thế kỷ 20
VùngTriết học phương Tây
Trường phái[5] (tranh cãi)
Tổ chứcTrinity College, Cambridge
Luận vănTractatus Logico-Philosophicus (1929)
Tư vấn tiến sĩBertrand Russell
Học sinh nổi bậtG. E. M. Anscombe, Rush Rhees, Casimir Lewy,[19] Reuben Goodstein,[20] Norman Malcolm, Alice Ambrose, Maurice O'Connor Drury, Margaret MacDonald, Friedrich Waismann, Morris Lazerowitz
Đối tượng chính
Logic học, siêu hình học, triết học ngôn ngữ, triết học về toán, triết học về tâm trí, tri thức luận, mỹ học, triết học về tôn giáo, triết học về tri giác
Tư tưởng nổi bật
Chữ ký

Ludwig Josef Johann Wittgenstein (tiếng Đức: luːtvɪç ˈjoːzɛf ˈjoːhan ˈvɪtgənʃtaɪn), sinh 26 tháng 4 1889 - mất 29 tháng 4 1951, là một nhà triết học người Áo, người đã có công đóng góp quan trọng trong logic, triết học về toán, triết học tinh thầntriết học ngôn ngữ. Ông được coi là một trong những nhà triết học quan trọng nhất của thế kỷ 20.

Ludwig Wittgenstein sinh ở Viên năm 1889. Cha ông – mà sau này ông được thừa hưởng gia tài – là nhân vật giàu nhất trong ngành sắt thép ở Áo. Wittgenstein từ bé đã ham thích máy móc, và quá trình giáo dục nặng về toán học, vật lý và kỹ sư. Sau khi học ngành kỹ sư cơ khí ở Berlin ông sang Manchester học tiếp 3 năm trong ngành khí động học. Thời gian này ông bắt đầu bị hút vào câu hỏi cơ bản về môn toán học mà ông sử dụng. Cuốn sách của Bertrand Russell về [Các nguyên lý trong toán học] The Principles of Mathematics đã khiến ông bỏ ngành kỹ sư và đến Cambridge thụ giáo với chính Russell về triết học toán học, và chẳng bao lâu sau thì đã nắm bắt hết tất cả những gì Russell có thể truyền thụ. Vậy là ông bắt đầu tư duy độc lập và xuất bản quyển sách đầu tiên Luận Cương Triết-Logic Tractatus Logico-Philosophicus vào năm 1921, thường được gọi tắt là Luận Cương, Luận lý hay Cương Lĩnh.

Khi đó Wittgenstein tin rằng mình đã giải quyết xong các vấn đề cơ bản trong triết học, cho nên rời bỏ triết học và quan tâm đến các vấn đề khác. Trong thời gian đó thì Tractatus gây ảnh hưởng sâu rộng, giúp phát triển thêm các vấn đề logic ở Cambridge, còn ở châu Âu lục địa thì trở thành tác phẩm được sùng bái nhất trong nhóm triết gia Logical Positivists hay còn được gọi là nhóm ở Viên – Vienna Circle. Nhưng bản thân Wittgenstein thì lại bắt đầu cảm thấy công trình này của mình sai cơ bản, cho nên cuối cùng lại quay trở lại triết học. Năm 1929 ông quay về Cambridge và giữ chức giáo sư triết học vào năm 1939. Trong giai đoạn thứ hai này ở Cambridge ông xây dựng một hệ tư tưởng hoàn toàn mới, khá khác biệt với công trình trước đây. Trong phần còn lại của cuộc đời ông, ảnh hưởng của tác phẩm này chỉ giới hạn trong mối quan hệ riêng, và chỉ một bài viết rất ngắn được xuất bản ngay sau khi ông qua đời vào năm 1951. Nhưng hai năm sau đó thì quyển sách Các phương pháp nghiên cứu triết học - Philosophical Investigations được xuất bản vào năm 1953, và trở thành một trong số các tác phẩm triết học nhiều ảnh hưởng nhất ở các nước nói tiếng Anh kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Trước khi qua đời năm 62 tuổi, cuốn sách duy nhất ông cho xuất bản là Luận văn Logic-Triết học (Tractatus Logico-Philosophicus). Cuốn Những tìm sâu triết học (en. Philosophical Investigations, de. Philosophische Untersuchungen) mà Wittgenstein viết trong những năm cuối đời, được xuất bản một thời gian ngắn sau khi ông mất. Cả hai tác phẩm này đều được đánh giá là có tầm ảnh hưởng trong Triết học phân tíchChủ nghĩa luận lý thực chứng (en. Logical positivism, de. Logischer Empirismus, Logischer Positivismus). Quyển đầu trong hai tác phẩm chính vừa kể của Wittgenstein là Tractatus vẫn tiếp tục là sách đáng đọc, nhưng quyển sau, Philosophical Investigations mới là tác phẩm đã đưa ông lên tầm quốc tế như một nhân vật văn hóa trong giai đoạn kể từ sau ngày ông qua đời và hiện tiếp tục tích cực gây ảnh hưởng lên nhiều ngành bên ngoài triết học.

Như vậy đây là trường hợp xuất chúng, một triết gia xuất sắc trong các giai đoạn khác nhau của cuộc đời đã tạo ra hai hệ thống triết học không tương thích, cả hai đều ảnh hưởng lên cả một thế hệ. Mặc dù không tương thích nhưng hai ngành triết này có một số vấn đề cơ bản giống nhau. Cả hai đều tập trung vào vai trò của ngôn ngữ trong tư duy của con người và trong cuộc sống của loài người, và đều cùng quan tâm hàng đầu đến việc định ranh giới giữa chuyện dùng ngôn ngữ có đúng chỗ hay không – hay như có người từng diễn đạt, là vẽ đường phân chia giữa đâu là nơi bắt đầu của có nghĩa và vô nghĩa.

  1. ^ Verordnung über die deutsche Staatsangehörigkeit im Lande Österreich, 3 tháng 7 năm 1938.
  2. ^ GLOCK, HANS-JOHANN. "WAS WITTGENSTEIN AN ANALYTIC PHILOSOPHER?" Metaphilosophy, vol. 35, no. 4, 2004, tr. 419–44, http://www.jstor.org/stable/24439710. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2022.
  3. ^ Rodych, Victor. “Wittgenstein's Philosophy of Mathematics”. Trong Zalta, Edward N. (biên tập). Stanford Encyclopedia of Philosophy .
  4. ^ Graham, George. “Behaviorism”. Trong Zalta, Edward N. (biên tập). Stanford Encyclopedia of Philosophy .
  5. ^ Tang, Hao (tháng 2 năm 2014). “"It is not a something, but not a nothing either!" —McDowell on Wittgenstein”. Synthese. 191 (3): 557–567. doi:10.1007/s11229-013-0291-3. JSTOR 24021447. S2CID 29141239.
  6. ^ Magee, Bryan (14 tháng 8 năm 1997). The Philosophy of Schopenhauer. Oxford University Press. doi:10.1093/0198237227.003.0014. ISBN 978-0-19-823722-8.
  7. ^ “Wittgenstein Reads Weininger”. ndpr.nd.edu. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2021.
  8. ^ Numbiola, Jamie (Fall 2000). “Ludwig Wittgenstein and William James”. Streams of William James. 2 (3).
  9. ^ von Wright, G. H. (1974). Letters to Russell, Keynes and Moore. Oxford: Blackwell. tr. 10.
  10. ^ Goodman, Russell B. (2002). Wittgenstein and William James. Cambridge: Cambridge U.P. tr. 5. ISBN 978-0521038874.
  11. ^ “Hans Sluga on the Life and Work of Ludwig Wittgenstein | Entitled Opinions (2015)”. YouTube.
  12. ^ “Wittgenstein as Engineer”. faculty.education.illinois.edu. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2018.
  13. ^ Patton, Lydia (2009). “Signs, toy models, and the a priori: From Helmholtz to Wittgenstein”. Studies in History and Philosophy of Science Part A. 40 (3): 281–289. Bibcode:2009SHPSA..40..281P. doi:10.1016/j.shpsa.2009.07.004.
  14. ^ “John Cage Discusses Henry Cowell”. YouTube.
  15. ^ “Jasper Johns: "Take an object. Do something to it. Do something else to it." | Blog | Royal Academy of Arts”.
  16. ^ Berman, Sanford I. (1988). “Wittgenstein and General Semantics”. ETC: A Review of General Semantics. 45 (1): 22–25. ISSN 0014-164X. JSTOR 42579411.
  17. ^ Kuhn, Thomas S. (1970). Cấu trúc của các cuộc cách mạng khoa học (ấn bản thứ 2). Chicago and London: University of Chicago Press. tr. 44.
  18. ^ “Picturing Texts: Robert Morris' "Beetle in a Box"”. Investigations: The Expanded Field of Writing in the Works of Robert Morris. Signes. ENS Éditions. 23 tháng 4 năm 2015. ISBN 9782847887020.
  19. ^ P. M. S. Hacker, Wittgenstein's Place in Twentieth-Century Analytic Philosophy (1996), tr. 77 và 138.
  20. ^ Nuno Venturinha, The Textual Genesis of Wittgenstein's Philosophical Investigations, Routledge, 2013, tr. 39.

From Wikipedia, the free encyclopedia · View on Wikipedia

Developed by razib.in