Bài này có liệt kê các nguồn tham khảo và/hoặc liên kết ngoài, nhưng nội dung trong thân bài cần được dẫn nguồn đầy đủ bằng các chú thích trong hàng để người khác có thể kiểm chứng. |
Lyndon B. Johnson | |
---|---|
Chân dung chính thức, năm 1964 | |
Tổng thống thứ 36 của Hoa Kỳ | |
Nhiệm kỳ 22 tháng 11 năm 1963 – 20 tháng 1 năm 1969 5 năm, 59 ngày | |
Phó Tổng thống |
|
Tiền nhiệm | John F. Kennedy |
Kế nhiệm | Richard Nixon |
Phó Tổng thống thứ 37 của Hoa Kỳ | |
Nhiệm kỳ 20 tháng 1 năm 1961 – 22 tháng 11 năm 1963 2 năm, 306 ngày | |
Tổng thống | John F. Kennedy |
Tiền nhiệm | Richard Nixon |
Kế nhiệm | Hubert Humphrey |
Lãnh đạo Đa số trong Thượng viện | |
Nhiệm kỳ 3 tháng 1 năm 1955 – 3 tháng 1 năm 1961 6 năm, 0 ngày | |
Tiền nhiệm | William F. Knowland |
Kế nhiệm | Mike Mansfield |
Lãnh đạo Thiểu số trong Thượng viện | |
Nhiệm kỳ 3 tháng 1 năm 1953 – 3 tháng 1 năm 1955 2 năm, 0 ngày | |
Tiền nhiệm | Styles Bridges |
Kế nhiệm | William F. Knowland |
Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ từ Texas | |
Nhiệm kỳ 3 tháng 1 năm 1949 – 3 tháng 1 năm 1961 12 năm, 0 ngày | |
Tiền nhiệm | W. Lee O'Daniel |
Kế nhiệm | William A. Blakley |
Dân biểu Hoa Kỳ từ Khu vực Quốc hội thứ 10 của Texas | |
Nhiệm kỳ 10 tháng 4 năm 1937 – 3 tháng 1 năm 1949 11 năm, 268 ngày | |
Tiền nhiệm | James P. Buchanan |
Kế nhiệm | Homer Thornberry |
Thông tin cá nhân | |
Sinh | Lyndon Baines Johnson 27 tháng 8, 1908 Stonewall, Texas, Hoa Kỳ |
Mất | 22 tháng 1, 1973 Stonewall, Texas, Hoa Kỳ | (64 tuổi)
Nơi an nghỉ | Nghĩa trang Gia đình Johnson Stonewall, Texas |
Đảng chính trị | Đảng Dân chủ |
Phối ngẫu | Lady Bird Taylor (cưới 1934) |
Con cái | Lynda Bird và Luci Baines |
Alma mater | Đại học Quốc gia Texas |
Chuyên nghiệp | Giáo viên |
Tặng thưởng | Huân chương Tự do Tổng thống (Truy tặng; 1980) Huy chương Bạc |
Chữ ký | |
Phục vụ trong quân đội | |
Thuộc | Hoa Kỳ |
Phục vụ | Hải quân Dự bị Hoa Kỳ |
Năm tại ngũ |
|
Cấp bậc | Trung tá |
Tham chiến | Chiến tranh Thế giới thứ hai |
Lyndon Baines Johnson hay còn gọi là LBJ (phát âm tiếng Anh: /ˈlɪndən
Lyndon B. Johnson là một Đảng viên Đảng Dân chủ đến từ Texas, ông đảm nhiệm chức vụ Hạ nghị sĩ từ năm 1937 đến năm 1949, đảm nhiệm chức vụ Thượng nghị sĩ từ năm 1949 đến năm 1961, trong đó có sáu năm làm lãnh tụ phe đa số trong Thượng nghị viện, hai năm làm lãnh tụ phe thiểu số trong Thượng nghị viện và hai năm làm phó lãnh tụ phe đa số trong Thượng nghị viện. Sau khi thất bại trong chiến dịch giành quyền được Đảng Dân chủ đề cử tranh cử Tổng thống năm 1960, Lyndon B. Johnson được John F. Kennedy yêu cầu làm người đồng tranh cử trong bầu cử tổng thống 1960. Sau khi Tổng thống John F. Kennedy bị ám sát vào ngày 22 tháng 11 năm 1963, Phó Tổng thống Lyndon B. Johnson kế vị chức vụ tổng thống. Ông hoàn thành nhiệm kỳ của John F. Kennedy, và đại thắng trước Barry Goldwater trong bầu cử tổng thống năm 1964.
Johnson được Đảng Dân chủ hết sức ủng hộ, và trên cương vị là tổng thống, ông chịu trách nhiệm về việc phác thảo pháp chế "Đại xã hội", trong đó có các luật ủng hộ dân quyền, truyền thông công cộng, Medicare, Medicaid, bảo vệ môi trường, tài trợ cho giáo dục, tài trợ cho nghệ thuật, phát triển đô thị và nông thông, và "Đấu tranh với bần cùng" của ông. Được hỗ trợ một phần nhờ tăng trưởng kinh tế, Đấu tranh với bần cùng giúp cho hàng triệu người Mỹ vượt lên trên ngưỡng nghèo trong nhiệm kỳ tổng thống của Johnson.[2] Johnson ký các dự luật dân quyền mà theo đó cấm chỉ kỳ thị chủng tộc, và một đạo luật trao quyền đàu phiếu đầy đủ cho công dân thuộc mọi chủng tộc. Đạo luật Nhập cư và Quốc tịch năm 1965 cải cách hệ thống nhập cư quốc gia và bãi bỏ mọi hạn ngạch về nguồn gốc quốc gia.
Trong khi đó, Johnson tăng cường can dự của Hoa Kỳ trong Chiến tranh Việt Nam. Năm 1964, Quốc hội Hoa Kỳ thông qua Nghị quyết vịnh Bắc Bộ, Johnson có quyền sử dụng vũ lực ở mức độ bất kỳ tại Đông Nam Á mà không cần phải yêu cầu về tuyên chiến chính thức. Số nhân viên quân sự Hoa Kỳ tại Việt Namtăng vọt, từ 16.000 cố vấn trong những vai trò phi chiến đấu vào năm 1963,[3] lên đến 550.000 với nhiều người có vai trò chiến đấu vào đầu năm 1968. Bất chấp số quân nhân Hoa Kỳ ngày càng tăng và các chiến dịch ném bom được duy trì liên tục, chiến tranh không có dấu hiệu kết thúc và công chúng bắt đầu nghi ngờ các tuyên bố lạc quan của chính phủ rằng chiến thắng đang ở gần. Bất an càng càng lớn với chiến tranh kích thích một phong trào phản chiến có cơ sở đặc biệt là tại các khu trường sở đại học tại Hoa Kỳ và ngoại quốc.[4]
Các cuộc bạo động mùa hè bùng phát tại hầu hết các thành thị lớn tại Hoa Kỳ sau năm 1965, và tỷ lệ tội phạm tăng vọt, các đối thủ của ông gia tăng yêu cầu về những chính sách "pháp luật và trật tự". Mặc dù có được tán thành rộng khắp vào đầu nhiệm kỳ tổng thống, song sự ủng hộ cho Johnson suy giảm do công chúng phiền não với chiến tranh và bạo lực gia tăng tại Hoa Kỳ. Đảng Dân chủ bị phân thành nhiều phe phái tranh đấu, và sau khi Johnson giành được kết quả tồi trong bầu cử sơ bộ New Hampshire 1968, ông kết thúc việc ứng cử để tái tranh cử. Johnson từ trần bốn năm sau khi rời nhiệm sở. Các sử gia cho rằng nhiệm kỳ tổng thống của Johnson đánh dấu đỉnh cao của chủ nghĩa tự do hiện đại tại Hoa Kỳ sau thời kỳ Kinh tế mới.