Magadha

Bài này nằm trong loạt bài về
Lịch sử Ấn Độ
Satavahana gateway at Sanchi, 1st century CE
Satavahana gateway at Sanchi, 1st century CE

Magadha (Hán-Việt: Ma Kiệt Đà, Ma Yết Đà hay Ma Già Đà) là một đế quốc hùng mạnh ở miền Đông Ấn Độ từ thế kỷ 6 TCN đến thế kỷ 6.

Vị trí của Magadha ở lục địa Ấn Độ

Là một vương quốc cổ đại tập trung ở Đồng bằng sông Hằng thuộc bang Bihar ngày nay, vương quốc này đã vươn lên vị trí nổi trội dưới thời vua đầu tiên Bimbisara (543 - 491 TCN), và nó đã được con trai ông là Ajatashatru (491 - 459 TCN) mở rộng thêm nữa. Đến thế kỷ 4 TCN dưới triệu đại Nanda, Magadha đã mở rộng phạm vị kiểm soát ra phần lớn miền Bắc Ấn Độ. Có một thời gian ngắn nó bị rơi vào sự thống trị của Alexandros Đại đế và các vua Macedonia kế tục, nhưng đến năm 321 TCN Chandragupta Maurya đánh đuổi quân Macedonia, lên ngôi và chọn Magadha trung tâm của triều đại Maurya của mình. Dù Magadha suy giảm sau khi triều đại Maurya suy vong vào năm 185 Công nguyên, nó lại vươn lên đỉnh cao vinh quang dưới triều đại Gupta (320-550? sau Công Nguyên), mà dưới thời trị vì của triều đại này vương quốc này đã trải qua một thời kỳ thái bình thịnh trị, cổ vũ khuyến khích cho những thành tựu về nghệ thuật và tri thức. Với sự tan rã của triều đại Gupta vào thế kỷ 6, Magadha đã đánh mất vị trí hàng đầu là một cường quốc Ấn Độ. Tạm thời hồi sinh dưới thời vua Dharmapala (trị vì khoảng thời gian 770-810 Công nguyên), nó rơi vào tay những người Hồi giáo vào cuối thế kỷ 12, sau đó nó đã trở thành một tỉnh của vương quốc Hồi giáo Delhi.

Thích-ca Mâu-ni, người sáng lập đạo Phật, đã chứng ngộ dưới một tán cây bồ-đề ở Bihar ngày nay, truyền đạo ở thành Xá-vệUttar Pradesh ngày nay. Đại hội kết tập kinh điển Phật giáo lần thứ nhất diễn ra ở Rajgriha ở Bihar ngày nay. Các địa điểm trên vốn đều ở trung tâm của Magadha và các sự kiện trên diễn ra dưới thời các vua BimbisāraAjatashatru của triều Mahajanapada.


From Wikipedia, the free encyclopedia · View on Wikipedia

Developed by razib.in