Malawi

Cộng hòa Malawi
Tên bằng ngôn ngữ chính thức
  • Dziko la Malaŵi (tiếng Chewa)
Quốc kỳ Huy hiệu
Bản đồ
Vị trí của Malawi
Vị trí của Malawi
Vị trí của Malawi (xanh đậm)

– ở châu Phi (xanh nhạt & xám đậm)
– trong Liên minh châu Phi (xanh nhạt)

Tiêu ngữ
"Unity and Freedom"
Thống nhất và tự do
Quốc ca
Mulungu dalitsa Malaŵi (Chewa)
Ôi Thượng đế phù hộ Mảnh đất Malawi của chúng con[1]
Hành chính
Cộng hòa tổng thống chế đơn nhất
Tổng thốngPeter Mutharika
Phó Tổng thốngKhuyết
Lập phápHội đồng quốc gia
Thủ đôLilongwe
Thành phố lớn nhấtLilongwe
Địa lý
Diện tích118.484 km²
45.747 mi² (hạng 99)
Diện tích nước20,6 %
Múi giờCAT (UTC+2)
Lịch sử
Độc lập
6 tháng 7 năm 1964từ Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland
6 tháng 7 năm 1966cộng hòa
18 tháng 5 năm 1994Hiến pháp hiện tại
Ngôn ngữ chính thứcTiếng Anh[2]
Ngôn ngữ quốc giaTiếng Chewa[2]
Sắc tộc (2008)
Dân số ước lượng (2013)Tăng 16.407.000[3] người (hạng 64)
Dân số (2018)17.563.749 người
Mật độ128,8 người/km² (hạng 86)
333,6 người/mi²
Kinh tế
GDP (PPP) (2016)Tổng số: 21,843 tỷ USD[4]
Bình quân đầu người: 1.172 USD[4]
GDP (danh nghĩa) (2016)Tổng số: 6,149 tỷ USD[4]
Bình quân đầu người: 330 USD[4]
HDI (2013)Giữ nguyên 0,414 thấp (hạng 173)
Hệ số Gini (2010)43,9
Đơn vị tiền tệKwacha (D) (MWK)
Thông tin khác
Mã điện thoại+265[5]
Lái xe bêntrái

Malawi (Chichewa[maláβi] hay [maláwi][6]), tên chính thức Cộng hòa Malawi, là một quốc gia có chủ quyền không giáp biển tại Đông Nam Phi, từng được gọi là Nyasaland. Malawi giáp với Zambia về phía tây bắc, Tanzania về phía đông bắc, và Mozambique về phía đông, đông nam và tây nam. Hồ Malawi nằm giữa nước này và Tanzania, Mozambique. Malawi có diện tích 118.000 km2 (45.560 dặm vuông Anh) với dân số ước tính 16.777.547 (2013). Thủ đô là Lilongwe, cũng là thành phố lớn nhất Malawi; các thành phố theo sau là Blantyre, Mzuzu và cố đô Zomba. Cái tên Malawi xuất phát Maravi, cái tên cũ của người Nyanja sinh sống tại đây. Nước này còn có biệt danh "Trái tim ấm của châu Phi".[7]

Malawi là một trong các quốc gia nhỏ nhất châu Phi. Hồ Malawi chiếm một phần đáng kể diện tích Malawi.[8]

Khu vực mà nay là Malawi đã là nơi cư trú của các nhóm người Bantu từ khoảng thế kỷ X. Nhiều thế kỉ sau, năm 1891, khu vực này trở thành thuộc địa của Anh. Năm 1953, Malawi, khi đó còn là Nyasaland, một xứ bảo hộ của Anh, trở thành một phần của Liên bang Rhodesia và Nyasaland bán độc lập. Liên bang tan rã năm 1963. Năm 1964, sự bảo hộ của thực dân Anh lên Nyasaland kết thúc và Nyasaland trở thành một quốc gia độc lập với cái tên mới Malawi. Hai năm sau nó trở thành một nước cộng hòa. Hậu độc lập, nó trở thành một nhà nước đơn đảng dưới quyền của tổng thống Hastings Banda, người tiếp tục nắm quyền tới năm 1994, khi ông thất bại trong cuộc bầu cử. Arthur Peter Mutharika là đương kim tổng thống. Malawi có một chính phủ dân chủ, đa đảng. Lực lượng Phòng vệ Malawi gồm một bộ binh, thủy binh và không quân. Chính sách đối ngoại của Malawi là thân Tây phương, quan hệ ngoại giao tích cực với hầu hết cả các nước, và tham gia nhiều tổ chức quốc tế, gồm Liên Hợp Quốc, Thịnh vượng chung các quốc gia, Cộng đồng phát triển Nam Phi (SADC), Thị trường chung Đông và Nam Phi (COMESA) và Liên minh châu Phi (AU).

Malawi là một trong những quốc gia kém phát triển nhất thế giới. Nền kinh tế chủ yếu dựa trên nông nghiệp, với dân cư phần lớn sống ở nông thôn. Chính phủ Malawi phụ thuộc nhiều vào trợ cấp từ bên ngoài để đạt chỉ tiêu phát triển, dù sự phụ thuộc này đã dần giảm đi kể từ năm 2000. Chính phủ Malawi đối mặt nhiều khó khăn trong xây dựng cơ sở hạ tầng và mở rộng nền kinh tế, cải thiện giáo dục, chăm sóc sức khỏe, bảo vệ thiên nhiên, và trở nên độc lập về tài chính. Từ năm 2005, Malawi đã phát triển nhiều dự án để giải quyết các vấn đề trên và nhìn chung thì đang phát triển, với sự nâng cao về kinh tế, giáo dục và chăm sóc sức khỏe thấy được trong năm 2007 và 2008.

Malawi có tuổi thọ trung bình thấp và tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh cao. Cộng với một số lớn dân số mắc HIV/AIDS, đã làm cạn kiệt nguồn lao động. Có sự đa dạng lớn về thành phần dân tộc bản địa, với nhiều ngôn ngữ và niềm tin tôn giáo hiện diện.

  1. ^ “Malawi National Anthem Lyrics”. National Anthem Lyrics. Lyrics on Demand. Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2008.
  2. ^ a b “Malawi Government”. Malawi Government. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2015.
  3. ^ “FAO Country Profiles:Malawi”. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2016.
  4. ^ a b c d “Malawi”. International Monetary Fund. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2013.
  5. ^ “Country profile: Malawi”. BBC News Online. BBC. ngày 13 tháng 3 năm 2008. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2008.
  6. ^ “Malawi: Maláui, Malaui, Malauí, Malavi ou Malávi?”. DicionarioeGramatica.com.br. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2015.
  7. ^ “Malawi, The Warm Heart of Africa”. Network of Organizations for Vulnerable & Orphan Children. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2011.
  8. ^ Songs from the Heart, Malawi's amazing birdlife. Central Africana Limited. 2014. ISBN 978-99908-14-33-0.

From Wikipedia, the free encyclopedia · View on Wikipedia

Developed by Tubidy