Malaysia

Malaysia
Tên bằng ngôn ngữ chính thức
    • مليسيا‎ (Jawi)
Quốc kỳ Huy hiệu
Bản đồ
Vị trí của Malaysia
Vị trí của Malaysia
Vị trí của Malaysia (xanh) trên thế giới
Vị trí của Malaysia
Vị trí của Malaysia
   Malaysia   ASEAN
Tiêu ngữ
Bersekutu Bertambah Mutu[1]
"Đoàn kết tạo nên lực lượng"
Quốc ca
Negaraku
"Nước ta"
Hành chính
Chính phủQuân chủ lập hiến Liên bang Đại nghị chế
VuaIbrahim Iskandar
Thủ tướngAnwar Ibrahim
Lập phápNghị viện Malaysia
Thượng việnDewan Negara
Hạ việnDewan Rakyat
Thủ đô Kuala Lumpur
Putrajaya (hành chính)
2°30′N 112°30′E
2°30′B 112°30′Đ / 2,5°B 112,5°Đ / 2.500; 112.500
Thành phố lớn nhấtKuala Lumpur
Địa lý
Diện tích330,803 km² (hạng 67)
Diện tích nước0,3 %
Múi giờMYS (UTC+8)
Lịch sử
Độc lập
31 tháng 8 năm 1957[2]Malaya độc lập từ Anh Quốc
16 tháng 9 năm 1963Liên bang của Malaya với Sabah, SarawakSingapore²
Ngôn ngữ chính thứcTiếng Malaysia
Sắc tộc
Tôn giáo
Dân số ước lượng (2024)34.799.000[3] người (hạng 42)
Dân số (2010)28,334,135[4] người
Mật độ92 người/km² (hạng 116)
Kinh tế
GDP (PPP) (2020)Tổng số: 900.4 tỷ USD
(hạng 29)
Bình quân đầu người: 27.287 USD
(hạng 51)
GDP (danh nghĩa) (2022)Tổng số: 439.4 tỷ USD (hạng 33)
Bình quân đầu người: 10.192 USD (hạng 60)
HDI (2018)0.804 Rất cao (hạng 61)
Hệ số Gini (2015)41[5] cao (hạng 36)
Đơn vị tiền tệRinggit (RM) (MYR)
Thông tin khác
Tên miền Internet.my, مليسيا.[6]
Mã điện thoại+60¹
Ghi chú
  • ¹ 020 từ Singapore
    ² Singapore đã trở thành quốc gia độc lập từ ngày 9 tháng 8 năm 1965

Malaysia (phiên âm: Ma-lai-xi-a,[7] còn được gọi là Mã Lai)[8], là một quốc gia quân chủ lập hiến liên bang nằm tại phía nam của khu vực Đông Nam Á. Quốc gia này bao gồm 13 bang và ba lãnh thổ liên bang với tổng diện tích đất liền là 330,803 km². Malaysia bị tách làm hai phần qua biển Đông: Malaysia bán đảoBorneo thuộc Malaysia. Tây Malaysia có biên giới trên bộ và trên biển với Thái Lan, có biên giới trên biển với Indonesia, Việt NamSingapore trong khi Đông Malaysia có biên giới trên bộ và trên biển với BruneiIndonesia, có biên giới trên biển với Việt NamPhilippines, giáp biên giới với Campuchia qua Vịnh Thái Lan. Thành phố thủ đôKuala Lumpur, song nơi đặt trụ sở của chính phủ liên bang là Putrajaya. Năm 2010, dân số Malaysia được ước tính là 28,33 triệu người, trong đó 22,6 triệu sinh sống tại phần Bán đảo. Malaysia có điểm cực nam của đại lục Á-ÂuTanjung Piai. Malaysia là một quốc gia nhiệt đới và là một trong 17 quốc gia đa dạng sinh học nhất trên thế giới, với nhiều loài đặc hữu.

Malaysia có nguồn gốc từ các vương quốc Mã Lai hiện diện trong khu vực và từ thế kỷ XVIII, các vương quốc này bắt đầu lệ thuộc vào Đế quốc Anh. Các lãnh thổ đầu tiên của Anh Quốc được gọi là Các khu định cư Eo biển. Các lãnh thổ tại Malaysia bán đảo được hợp nhất thành Liên hiệp Malaya vào năm 1946. Malaya được tái cấu trúc thành Liên bang Malaya vào năm 1948 và giành được độc lập vào ngày 31 tháng 8 năm 1957. Malaya hợp nhất với Bắc Borneo, Sarawak, và Singapore vào ngày 16 tháng 9 năm 1963, với từ si được thêm vào quốc hiệu mới là Malaysia. Đến năm 1965, Singapore bị trục xuất khỏi liên bang.

Malaysia là một quốc gia đa dân tộc và văn hóa, đặc điểm này đóng một vai trò lớn trong hệ thống chính trị quốc gia. Hiến pháp tuyên bố Hồi giáo là quốc giáo trong khi vẫn bảo vệ quyền tự do tôn giáo. Hệ thống chính quyền của Malaysia có mô hình gần với hệ thống nghị viện Westminster và hệ thống pháp luật dựa trên thông luật của Anh Quốc. Nguyên thủ quốc gia cao nhất là Quốc vương, còn được gọi là Yang di-Pertuan Agong. Người này là một quân chủ tuyển cử, được chọn từ các quân chủ kế tập của chín bang Mã Lai theo chế độ quân chủ, thay đổi sau mỗi 5 năm. Người đứng đầu chính phủ liên bang là thủ tướng.

Sau khi giành được độc lập, Malaysia đã trở thành một trong những nước có nền kinh tế phát triển nhanhbền vững nhất tại châu Á, GDP tăng trưởng liên tục, trung bình ở mức 6,5% trong gần 50 năm liên tiếp, chỉ số phát triển con người (HDI) đạt mức rất cao. Về truyền thống, yếu tố thúc đẩy cho kinh tế Malaysia là các nguồn tài nguyên thiên nhiên, song, quốc gia này hiện cũng đang rất phát triển trong các lĩnh vực công nghiệp nặng, khoa học ứng dụng, du lịch, thương mạiy tế. Ngày nay, Malaysia có một nền kinh tế thị trường công nghiệp mới tiệm cận mức phát triển, duy trì, giữ vững quy mô GDP danh nghĩa lớn thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á sau Thái LanIndonesia qua nhiều năm. Malaysia là thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, Hội nghị cấp cao ASEAN - Đông Á, Tổ chức Hợp tác Hồi giáo, Liên Hợp Quốc, WTO, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, Khối Thịnh vượng chung các quốc giaPhong trào không liên kết.

  1. ^ “Malaysian Flag and Coat of Arms”. Malaysian Government. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2013.
  2. ^ Derek Mackay (ngày 11 tháng 6 năm 2005). Eastern Customs: The Customs Service in British Malaya and the Opium Trade. The Radcliffe Press. tr. 240–. ISBN 978-1-85043-844-1. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2013.
  3. ^ “Malaysia Population Clock”. Department of Statistics, Malaysia. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2014.
  4. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Population
  5. ^ “Gini Index”. World Bank. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2018.
  6. ^ “Delegation of the مليسيا domain representing Malaysia in Arabic”. Internet Assigned Numbers Authority. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2013.
  7. ^ http://www.mofa.gov.vn/vi/cn_vakv/ca_tbd/
  8. ^ Dùng tiếng Trung phiên âm từ "Malay" thành "Mǎlái" (theo pinyin), chữ Hán viết thành 馬來 (Mã Lai). "Malaysia" trong tiếng trung được phiên âm thành "Mǎláixīyà" (馬來西亞 - Mã Lai Tây Á). Trước kia quốc gia này có tên "Malaya", phiên âm qua tiếng Trung thành Mǎláiyà (馬來亞 - Mã Lai Á). Người Malay bản địa cũng được gọi là "người Mã Lai" bởi tiếng Trung.

From Wikipedia, the free encyclopedia · View on Wikipedia

Developed by Tubidy