Maldives

Cộng hòa Maldives
Tên bằng ngôn ngữ chính thức
  • ދިވެހިރާއްޖޭގެ ޖުމްހޫރިއްޔާ
    Dhivehi Raa'jeyge Jumhooriyya
     (tiếng Dhivehi)
Quốc kỳ Huy hiệu
Bản đồ
Vị trí của Maldives
Vị trí của Maldives
Vị trí Maldives (xanh) trên thế giới
Vị trí của Maldives
Vị trí của Maldives
Vị trí Maldives (đỏ) trong khu vực
Tiêu ngữ
không có
Quốc ca
Qaumii salaam
Chào quốc gia
Hành chính
Chính phủCộng hòa tổng thống
Tổng thốngMohamed Muizzu
Thủ đôMalé
4°10′N 73°30′E
[1]) 4°10′B 73°30′Đ / 4,167°B 73,5°Đ / 4.167; 73.500
Thành phố lớn nhấtMalé
Địa lý
Diện tích298[1] km² (hạng 187)
Diện tích nước0 %
Múi giờUTC+5
Lịch sử
Độc lập từ Anh
26 tháng 7 năm 1965Độc lập
7 tháng 8 năm 2008Hiến pháp hiện hành
Ngôn ngữ chính thứctiếng Dhivehi
Tôn giáoHồi giáo
Dân số ước lượng (2018)515.696[2][3] người (hạng 166)
Dân số (2014)402.071 người
Mật độ1349 người/km² (hạng 11)
Kinh tế
GDP (PPP) (2017)Tổng số: 5,853 tỉ USD[4] (hạng 162)
Bình quân đầu người: 16.275 USD[4] (hạng 69)
GDP (danh nghĩa) (2017)Tổng số: 3,578 tỉ USD[4]
Bình quân đầu người: 9.948 USD[4]
HDI (2014)0,706[5] cao (hạng 103)
Hệ số Gini (2005–2013)37,4 [6] trung bình
Đơn vị tiền tệRufiyaa Maldives (MVR)
Thông tin khác
Tên miền Internet.mv
Mã điện thoại960
Lái xe bêntrái

Maldives (phát âm tiếng Anh: /ˈmɔlˌdaɪvz/ hay phát âm tiếng Anh: /ˈmɔlˌdivz/, tiếng Dhivehi: ދިވެހިރާއްޖެ Dhivehi Raa'jey, phiên âm tiếng Việt thường dùng là "Man-đi-vơ" theo âm của tiếng Pháp), tên chính thức là Cộng hòa Maldives, là một đảo quốcNam Á gồm nhóm các đảo san hô tại Ấn Độ Dương. Maldives nằm ở phía nam quần đảo Lakshadweep thuộc Ấn Độ, và cách khoảng 700 kilomet (435 mi) phía tây nam Sri Lanka. Hai mươi sáu đảo san hô của Maldives bao vòng quanh một lãnh thổ gồm 1.192 đảo nhỏ, khoảng hai trăm đảo trong số này có các cộng đồng địa phương sinh sống.

Cái tên "Maldives" xuất phát từ Maale Dhivehi Raajje ("Vương quốc đảo [dưới sự cai trị của] Malé")".[7] Một số học giả tin rằng cái tên "Maldives" xuất phát từ từ maladvipa trong tiếng Phạn, có nghĩa "vòng đảo", hay từ mahila dvipa, có nghĩa "đảo của phụ nữ", những tên này không xuất hiện trong văn học Phạn cổ. Thay vào đó, các văn bản tiếng Phạn cổ có đề cập tới "Trăm nghìn hòn đảo" (Lakshadweep); một cái tên chung có thể không chỉ bao gồm Maldives, mà cả Laccadivesnhóm đảo Chagos. Một số lữ khách người Ả Rập thời Trung Cổ như Ibn Batuta đã gọi các đảo là "Mahal Dibiyat" từ từ Mahal ("cung điện") trong tiếng Ả Rập"[8]. Đây là cái tên hiện được viết trong cuộn giấy biểu tượng quốc gia của Maldives.

Các công dân là tín đồ Phật giáo, có thể từ thời Ashoka, ở thế kỷ thứ III trước Công Nguyên. Đạo Hồi được đưa vào năm 1153. Maldives sau đó rơi vào vùng ảnh hưởng của người Bồ Đào Nha (1558) và các đế chế trên biển của Hà Lan (1654). Và vào năm 1887 nó trở thành một vùng bảo hộ của Anh. Năm 1965, Maldives giành được độc lập từ Anh Quốc (ban đầu với cái tên "Quần đảo Maldives"), và vào năm 1968 chính thể Vương quốc Sultan được thay thế bằng một nền Cộng hòa. Tuy nhiên, trong ba mươi tám năm, Maldives chỉ có hai Tổng thống, dù những giới hạn chính trị đã được nới lỏng một chút gần đây.

Maldives là quốc gia ít dân nhất Châu Á. Đây cũng là quốc gia Hồi giáo đa số nhỏ nhất thế giới. Diện tích Quần đảo Maldives đang bị thu hẹp dần do biến đổi khí hậu.

  1. ^ “FIELD LISTING:: AREA”. CIA World Factbook. CIA World Factbook. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2016.
  2. ^ "World Population prospects – Population division". population.un.org. Ban Kinh tế và Xã hội Liên Hợp Quốc, Population Division. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2019.
  3. ^ "Overall total population" – World Population Prospects: The 2019 Revision” (xslx). population.un.org (custom data acquired via website). Ban Kinh tế và Xã hội Liên Hợp Quốc, Population Division. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2019.
  4. ^ a b c d “Maldives”. International Monetary Fund.
  5. ^ “2015 Human Development Report Statistical Annex” (PDF). United Nations Development Programme. 2015. tr. 13. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2015.
  6. ^ “2015 Human Development Report Statistical Annex” (PDF). United Nations Development Programme. 2015. tr. 17. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2015.
  7. ^ Caldwell, Comparative Dravidian Grammar, p. 27-28
  8. ^ Ibn Batuta, Travels in Asia and Africa, translated by A.R. Gibb

From Wikipedia, the free encyclopedia · View on Wikipedia

Developed by razib.in