Manchester

Manchester
—  Thành phố và Khu tự quản vùng đô thị  —
Theo chiều kim đồng hồ từ trên cùng: Quang cảnh trung tâm thành phố Manchester, Tháp Beetham, Trung tâm Tư pháp Dân sự Manchester, Khách sạn Midland, Quảng trường One Angel, Toà thị chính Manchester
Theo chiều kim đồng hồ từ trên cùng: Quang cảnh trung tâm thành phố Manchester, Tháp Beetham, Trung tâm Tư pháp Dân sự Manchester, Khách sạn Midland, Quảng trường One Angel, Toà thị chính Manchester
Tên hiệu: "Cottonopolis", "Warehouse City", Madchester, "The Rainy City"
Khẩu hiệu: "Concilio Et Labore" "By wisdom and effort"
Manchester trong Đại Manchester
Manchester trong Đại Manchester
Manchester trên bản đồ Thế giới
Manchester
Manchester
Quốc gia chủ quyềnAnh Quốc
Quốc gia cấu thànhAnh
VùngNorth West England
Vùng thành phốManchester
Hạt nghi lễĐại Manchester
Hạt lịch sửLancashire
(bắc sông Mersey)
Cheshire
(nam sông Mersey)
Thành lậpthế kỷ 1
Hiến chương thị trấn1301
Vị thế thành phố29 tháng 3 năm 1853
Trụ sởManchester (Toà thị chính)
Chính quyền
 • KiểuKhu tự quản vùng đô thị
 • Thành phầnHội đồng Thành phố Manchester
Diện tích
 • Thành phố447 mi2 (115,7 km2)
 • Đô thị2,434 mi2 (630,3 km2)
Độ cao125 ft (38 m)
Dân số (2016)
 • Thành phố541.300
 • Thứ hạng5
 • Mật độ12,100/mi2 (4.680/km2)
 • Đô thị2.553.379 (2)
 • Mật độ đô thị10,490/mi2 (4.051/km2)
 • Vùng đô thị2.794.000 (3)
 • Dân tộc[1]Da trắng (66,7%)
Nam Á (14,4%)
Da đen (8,6%)
Hỗn chủng (4,7%)
Hoa (2,7%)
Ả Rập (1,9%)
Khác (1,2%)
Tên cư dânMancunian
Manc (thông tục.)
Múi giờGiờ trung bình Greenwich (UTC+0)
 • Mùa hè (DST)Giờ mùa hè Anh Quốc (UTC+1)
Mã bưu chínhM
WA
Mã điện thoại0161
Mã ISO 3166GB-MAN
Thành phố kết nghĩaLos Angeles, Palembang, Chemnitz, Kanpur, Córdoba, Rehovot, Amsterdam, Sankt-Peterburg, Vũ Hán, Faisalabad, Aydın, Taldykorgan, Amsterdam
Mã GSSE08000003
Mã NUTS 3UKD33
Tham chiếu OS gridSJ838980
Xa lộM56
M60
A57(M)
A635(M)
Đường trục chínhA5103
Ga chínhManchester Airport (B)
Manchester Oxford Road (C1)
Manchester Piccadilly (A)
Manchester Victoria (B)
Đường xe điệnMetrolink
Sân bay quốc tếManchester (MAN)
GDP (2013-2014)92,3 tỉ USD[2]
- Bình quân35.029 USD[2]
Thành viên hội đồng96
Nghị viện châu ÂuNorth West England
Khu vực cảnh sátĐại Manchester
Dịch vụ cứu hoảĐại Manchester
Dịch vụ cứu hộNorth West
Trang webwww.manchester.gov.uk

Manchester (phát âm địa phương /ˈmænɪstə/)[3] là một thành phố và khu tự quản vùng đô thị thuộc Đại Manchester, Anh, có dân số là 552.000 vào năm 2021.[4] Thành phố nằm trong vùng đô thị đông dân thứ nhì tại Anh Quốc, với 2,55 triệu người.[5] Manchester bị giới hạn bởi đồng bằng Cheshire về phía nam và dãy Pennine về phía bắc và đông. Một cung các thị trấn kết nối với thành phố tạo thành một khu đô thị liên tục. Chính quyền địa phương là Hội đồng thành phố Manchester.

Lịch sử hình thành của Manchester bắt đầu với khu định cư dân sự gắn với doanh trại của La Mã mang tên Mamucium hay Mancunium, được lập ra vào khoảng năm 79 gần nơi hợp lưu của các sông Medlock và Irwell. Về mặt lịch sử, khu vực Manchester là một phần của Lancashire, song các phần thuộc Cheshire phía nam sông Mersey được hợp nhất vào thành phố trong thế kỷ 20. Trong suốt thời kỳ Trung cổ, Manchester duy trì là một thị trấn thái ấp, song bắt đầu mở rộng "với tốc độ đáng ngạc nhiên" vào khoảng thời gian bước sang thế kỷ 19. Quá trình đô thị hoá không có kế hoạch tại Manchester bắt nguồn từ cuộc bùng nổ của ngành dệt vải trong cách mạng công nghiệp,[6] và kết quả là Manchester trở thành thành phố công nghiệp hoá đầu tiên trên thế giới.[7]

Manchester đạt được vị thế thành phố vào năm 1853. Kênh đào tàu thủy Manchester được khánh thành vào năm 1894, tạo ra cảng Manchester và liên kết thành phố với biển vốn nằm cách 58 km về phía tây. Thành phố suy giảm thịnh vượng sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nguyên nhân là phi công nghiệp hoá. Vụ quân đội chính phủ Ireland lâm thời (IRA) đánh bom thành phố vào năm 1996, dẫn đến sự đầu tư và cải tạo trên quy mô lớn.[8]

Năm 2014, GaWC xếp hạng Manchester là một thành phố thế giới hạng beta, là thành phố có thứ hạng cao thứ hai tại Anh Quốc sau Luân Đôn.[9] Manchester là thành phố được tham quan nhiều thứ ba tại Anh Quốc, sau Luân Đôn và Edinburgh.[10] Thành phố được chú ý nhờ kiến trúc, văn hoá, xuất khẩu âm nhạc, liên kết truyền thông, sản phẩm khoa học và công nghệ, tác động xã hội, các câu lạc bộ thể thao và hệ thống giao thông. Ga đường sắt Manchester-Liverpool của thành phố là ga đường sắt chở hành khách liên thành phố đầu tiên trên thế giới. Thành phố cũng đã xuất sắc trong tiến bộ khoa học, vì tại Đại học Manchester năm 1917, nhà khoa học Ernest Rutherford lần đầu tiên tách nguyên tử, vào năm 1948 Frederic C. Williams, Tom Kilburn và Geoff Tootill đã phát triển và xây dựng chương trình lưu trữ máy tính đầu tiên trên thế giới, và vào năm 2004, Andre Geim và Konstantin Novoselov đã phân lập thành công và mô tả graphene đầu tiên.

Manchester được biết đến là địa điểm cho các hoạt động thể thao của các tổ chức khác nhau. Đây là trụ sở của hai câu lạc bộ bóng đá đang chơi ở Premier League, bao gồm biểu tượng của thành phố đội bóng giữ kỷ lục 20 lần vô địch quốc gia Manchester United F.C.Manchester City F.C. , và đã tổ chức nhiều giải vô địch thế giới các môn khác nhau như đạp xebóng quần.

  1. ^ “2011 Census – Key statistics for local authorities in England and Wales”. ONS. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2013.
  2. ^ a b “Global city GDP 2013–2014”. Brookings Institution. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2015.
  3. ^ “Manchester”. Oxford English Dictionary. Oxford: Oxford University Press. tháng 3 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2016.
  4. ^ “Census results 2021 | Census and population | Manchester City Council”. www.manchester.gov.uk. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2024.
  5. ^ “2011 Census – Built-up areas”. ONS. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2013.
  6. ^ Aspin, Chris (1981). The Cotton Industry. Shire Publications Ltd. tr. 3. ISBN 0-85263-545-1.
  7. ^ Kidd, Alan (2006). Manchester: A History. Lancaster: Carnegie Publishing. ISBN 1-85936-128-5.
    Frangopulo, Nicholas (1977). Tradition in Action. The historical evolution of the Greater Manchester County. Wakefield: EP Publishing. ISBN 0-7158-1203-3.
    “Manchester – the first industrial city”. Entry on Sciencemuseum website. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2012.
  8. ^ Williams, Jennifer (ngày 15 tháng 6 năm 2016). “Recap: The IRA bomb in Manchester... what happened on ngày 15 tháng 6 năm 1996”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 8 năm 2016.
  9. ^ “The World According to GaWC 2012”. Globalization and World Cities Research Network. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2014.
  10. ^ “London visited by 50% of UK's tourists”. BBC News. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2013.

From Wikipedia, the free encyclopedia · View on Wikipedia

Developed by razib.in