Marcus Aurelius

Marcus Aurelius Antoninus Augustus
Hoàng đế thứ 17 của Đế quốc La Mã
Tượng đồng Marcus Aurelius trên lưng ngựa tại thủ đô La Mã, Ý.
Nguyên thủ thứ 17 và đồng nguyên thủ thứ 16,18
Trị vì8 tháng 3 năm 161169
169 – 177 (một mình);
177 – 17 tháng 3 năm 180
Đồng trị vìLucius Verus Vua hoặc hoàng đế (161 - 169)
Commodus Vua hoặc hoàng đế (177 - 180)
Tiền nhiệmAntoninus Pius Vua hoặc hoàng đế
Lucius Verus Vua hoặc hoàng đế
Kế nhiệmCommodus Vua hoặc hoàng đế
Thông tin chung
Sinh(121-04-26)26 tháng 4 năm 121
La Mã, Đế quốc La Mã
Mất17 tháng 3 năm 180(180-03-17) (58 tuổi)
Vindobona hay Sirmium
An tángLăng Hadrianus
Hậu duệ
Tên đầy đủ
(Caesar) Marcus
Aurelius Antoninus Augustus
Tước vị
Triều đạiNhà Nerva-Antoninus
Thân phụMarcus Annius Verus
Thân mẫuDomitia Lucilla
Nghề nghiệpTriết gia (tác phẩm Suy tưởng)

Marcus Aurelius Antoninus Augustus[notes 1] (ngày 26 tháng 4 năm 12117 tháng 3 năm 180) là một Hoàng đế La Mã, trị vì từ năm 161 đến khi ông mất vào năm 180. Ông từng là quan chấp chính của Đế quốc La Mã vào năm 140.[4] Từ thuở thiếu thời ông đã được học kỹ về triết học,[5] và sau này, ông được vị minh quân Antoninus Pius chọn làm con nuôi để thừa kế ngai vàng.[6] Sau khi Antoninus Pius qua đời, ông là đồng Hoàng đế cùng Lucius Verus trị vì từ năm 161 cho đến khi Hoàng đế Lucius mất năm 169. Về cuối đời, ông đồng trị vì với Hoàng đế Commodus – con trai của ông, cho đến khi ông tạ thế.[7] Ông là vị Hoàng đế thứ 16 của Đế quốc La Mã (nếu tính luôn cả bốn ông vua trị vì ngắn ngủi trong Năm Tứ đế),[8] là vị Hoàng đế cuối cùng trong thời đại Ngũ hiền đế, và cũng được xem là một trong những nhà hiền triết kiệt xuất của chủ nghĩa khắc kỷ.[9]

Là một chiến binh, ông đã xây dựng Đế quốc La Mã cường thịnh.[10] Dưới triều đại lâu dài của vua Marcus Aurelius, Quân đội La Mã phải vào sinh ra tử chinh chiến chống Đế quốc Parthia đang phục hưng, và chống nhau với các bộ lạc man tộc German dọc theo biến giới phía Bắc Limes Germanicus – những người đã tiến vào xứ Gaule và vượt qua sông Danube. Những chiến binh tinh nhuệ của ông đã kéo rốc đến châu Á, đánh thắng quân Parthia và chiếm lĩnh được cả thành Ctesiphon là kinh đô của người Parthia.[11][12] Trong khi đó, ở phương Bắc, nhà vua trở thành "nhà chinh phạt của giặc rợ German" nhờ thân chinh khởi binh đại phá tan tác man tộc German vào năm 172.[13] Ở phía Đông Đế quốc, một viên thống soái của Quân đội La Mã là Avidus Cassius, dù đã lập nên nhiều chiến công cho ông, khởi binh làm loạn vào năm 175 giữa lúc nhà vua đang suýt nữa tiến đánh người German.[14][15] Ông đã truyền lệnh cho tướng sĩ thẳng tay dập tắt cuộc phản loạn, và bản thân Avidus Cassius cũng bị tiêu diệt.[16] Mặc dù sự bách hại Kitô hữu tại Đế quốc La Mã được cho là gia tăng trong thời đại của ông nhưng thái độ đích thực của ông đối với các Kitô hữu không được rõ.

Là một vị Hoàng đế tài cao học rộng,[17] ông đã ban hành nhiều cải cách.[10] Tác phẩm Suy tưởng được Hoàng đế Marcus Aurelius thân hành ngự bút viết trong những năm tháng binh lửa từ năm 170 đến năm 180 (bằng tiếng Hy Lạp), được xem là một tác phẩm kinh điển của triết học Khắc kỷ, về trách nhiệm và sự phục vụ của chính quyền. Qua cuốn sách này, chúng ta biết rằng ông đã tiếp nhận tư tưởng của nhà văn hào Platon về một ông vua - hiền triết như thế nào[18] Và chúng ta cũng biết được về cuộc sống nội tâm của bậc đại minh quân La Mã.[19] Nhờ đó, ông trở thành một vị vua - hiền triết mẫu mực, dù rằng ông bách chiến bách thắng trong những cuộc binh đao.[20][21] Marcus Aurelius là người cuối cùng trong Ngũ Hiền Đế, cũng là nhà cai trị cuối cùng của thời đại Pax Romana.

  1. ^ Dio 69.21.1; HA Marcus 1.9; McLynn, 24.
  2. ^ Dio 69.21.1; HA Marcus 1.10; McLynn, 24.
  3. ^ Khắc Kỷ Sơ Kỳ Lưu trữ 2009-11-15 tại Wayback Machine, dẫn nguồn từ Đinh Ngọc Thạch, Lịch sử triết học Hy Lạp cổ đại, Nhà xuất bản CTQG, HN, 1999
  4. ^ Marcus Aurelius, sách đã dẫn, Kessinger Publishing, 2004, tr. 2
  5. ^ Frank McLynn, Marcus Aurelius: A Life, trang 65
  6. ^ Anthony Birley, Marcus Aurelius, các trang 55-56.
  7. ^ Anthony Birley, Marcus Aurelius, trang 14
  8. ^ Frank McLynn, Marcus Aurelius: A Life, trang 1
  9. ^ “Tìm thấy bức tượng Hoàng đế La Mã hàng nghìn tuổi”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2010.
  10. ^ a b Marcus Aurelius: A Life, by Frank McLynn
  11. ^ Frank McLynn, Marcus Aurelius: A Life, trang 163
  12. ^ Anthony Birley, Marcus Aurelius
  13. ^ Anthony Birley, Marcus Aurelius, trang 174
  14. ^ Frank McLynn, Marcus Aurelius: A Life, trang 373
  15. ^ Frank McLynn, Marcus Aurelius: A Life, trang 417
  16. ^ Anthony Birley, Marcus Aurelius, trang 189
  17. ^ Pierre Gaxotte, Philip Hamilton McMillan Memorial Publication Fund, Frederick the Great, trang 14
  18. ^ Western Civilization: Sources, Images and Interpretations, Dennis Sherman, Vol. 1, 5th Ed., p. 104.
  19. ^ Anthony Birley, Marcus Aurelius, trang 25
  20. ^ Theodor Schieder, Sabina Berkeley, Hamish M. Scott, Frederick the Great, trang 241
  21. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Schieder149


Lỗi chú thích: Đã tìm thấy thẻ <ref> với tên nhóm “notes”, nhưng không tìm thấy thẻ tương ứng <references group="notes"/> tương ứng, hoặc thẻ đóng </ref> bị thiếu


From Wikipedia, the free encyclopedia · View on Wikipedia

Developed by Tubidy