Marrakech

Marrakesh
Meṛṛakec /مراكش / ⴰⵎⵓⵔⴰⴽⵓⵛ
Marrakech
—  Thành phố cấp tỉnh  —
Theo chiều kim đồng hồ: Djamâa el Fna, tường Saadian, các nhạc công tại Djamâa el Fna, Local handicraft, Bab Agnaou, mộ Saadian, Ben Youssef Medersa, nhà thời Hồi giáo Koutoubia.
Theo chiều kim đồng hồ: Djamâa el Fna, tường Saadian, các nhạc công tại Djamâa el Fna, Local handicraft, Bab Agnaou, mộ Saadian, Ben Youssef Medersa, nhà thời Hồi giáo Koutoubia.
Bản đồ Marrakesh
Bản đồ Marrakesh
Marrakesh trên bản đồ Maroc
Marrakesh
Marrakesh
Vị trí tại Maroc
Quốc gia Maroc
MarocMarrakech-Safi
TỉnhMarrakesh
Thiết lập1062
Người sáng lậpAbu Bakr ibn Umar
Chính quyền
 • Thị trưởngMohamed Larbi Belcaid[1]
Độ cao466 m (1,529 ft)
Dân số (2014)
 • Thành phố cấp tỉnh928.850[2]
 • Thứ hạngThứ 4 tại Maroc
 • Vùng đô thị1.063.415
Múi giờWET (UTC+0)
 • Mùa hè (DST)WEST (UTC+1)
Mã bưu chính40000
Mã ISO 3166MA-MAR
Thành phố kết nghĩaSousse, Granada, Mạc-xây, Clermont-Ferrand, Timbuktu, Tashkent, Ajaccio, Tours, Thành phố New York, Mecca, Paris, Madrid, Odessa, Sidi Bennour, Granby
Tiêu chuẩnVăn hóa: i, ii, iv, v
Tham khảo331
Công nhận1985 (Kỳ họp 9)
Diện tích1.107 ha

Marrakesh (/məˈrækɛʃ/ or /ˌmærəˈkɛʃ/;[3] tiếng Ả Rập: مراكشMurrākuš; Ngữ tộc Berber: ⴰⵎⵓⵔⴰⴽⵓⵛ Meṛṛakec, tiếng Pháp: Marrakech) [4] là một thành phố lớn của Vương quốc Maroc. Đây là thành phố lớn thứ tư của đất nước, sau Casablanca, FesTangier. Đây là thủ phủ của vùng Marrakesh-Safi ở miền trung tây nam Maroc. Nằm ở phía bắc của Dãy núi Atlas phủ đầy tuyết, Marrakesh nằm cách Tangier 580 km (360 mi) về phía tây nam, cách thủ đô Rabat 327 km (203 mi) về phía tây nam, cách Casablanca 239 km (149 mi) về phía nam, và cách Agadir 246 km (153 mi) về phía đông bắc. Điều tra dân số năm 2014 của thành phố là 928.850 người.[2][5]

Marrakesh là thành phố quan trọng thứ hai trong số thành phố cổ của Maroc, chỉ sau Fes. Thành phố này là nơi được những Người Berber sinh sống từ Thời đại đồ đá mới, nhưng thành phố thực sự được thành lập vào năm 1062 bởi Abu Bakr ibn Umar, vị thủ lĩnh và là anh em họ của vua Almoravid Yusuf ibn Tashfin. Vào thế kỷ thứ 12, người Almoravid đã xây dựng nhiều Madrasa và nhà thờ Hồi giáo tại Marrakesh, chịu ảnh hưởng từ Andalucía. Những bức tường màu đỏ của thành phố được xây dựng bởi Ali ibn Yusuf từ 1122–1123 và nhiều tòa nhà bằng đá sa thạch đỏ được xây dựng trong thời kỳ này, khiến thành phố có biệt danh là "Thành phố đỏ" hay "Thành phố đất son". Marrakesh phát triển nhanh chóng và trở thành trung tâm văn hóa, tôn giáo, thương mại lớn của Maghreb và châu Phi cận Sahara. Jemaa el-Fnaa là quảng trường tấp nập nhất tại châu Phi.

Sau một thời gian suy giảm thì thành phố đã bị Fes vượt mặt nhưng vào đầu thế kỷ 16, nó lại trở thành thủ đô của vương quốc. Thành phố lấy lại những gì tinh túy nhất của mình dưới Triều đại Saadi của Abu Abdallah al-QaimAhmad al-Mansur, những người có công tôn tạo thành phố với việc cho xây dựng Cung điện El Badi vào năm 1578 cùng với việc phục hồi nhiều di tích đổ nát. Bắt đầu từ thế kỷ 17, thành phố trở nên phổ biến đối với những người hành hương Sufi giáo với bảy vị thánh bảo trợ của Maroc. Năm 1912, Cơ quan bảo hộ Pháp ở Maroc được thành lập và T'hami El Glaoui trở thành Tổng trấn (Pasha) của Marrakesh và giữ vị trí này gần như trong suốt thời kỳ bảo hộ cho đến khi Maroc độc lập và tái thiết chế độ quân chủ vào năm 1956. Năm 2009, Fatima-Zahra Mansouri trở thành người phụ nữ thứ hai tại Maroc được bầu làm thị trưởng một thành phố khi làm thị trưởng của Marrakesh từ năm 2009 đến 2015.

Giống như nhiều thành phố của Maroc, Marrakesh cũng bao gồm một thành lũy cổ với những quầy bán hàng rong và sạp hàng trong khu phố cổ được gọi là Medina,[6] giáp với các khu phố hiện đại, nổi bật nhất là Gueliz. Ngày nay, đây là một trong số những thành phố bận rộn nhất châu Phi phục vụ như là một trung tâm kinh tế và điểm du lịch lớn. Du lịch được ủng hộ mạnh mẽ bởi Quốc vương Maroc Mohammed VI với mục tiêu tăng gấp đôi lượng khách du lịch tới Maroc lên 20 triệu du khách vào năm 2020. Mặc dù suy thoái kinh tế nhưng lĩnh vực bất động sản và khách sạn tại Marrakesh vẫn tăng trưởng mạnh mẽ trong thế kỷ 21. Thành phố là một địa điểm phổ biến với người Pháp và nhiều nhân vật nổi tiếng ở Pháp cũng sở hữu bất động sản ở đây. Marrakesh là nơi có chợ truyền thống (Souq) lớn nhất Maroc với khoảng 18 loại Souq bán các mặt hàng từ thảm Berber truyền thống cho đến đồ điện tử hiện đại. Hàng thủ công sử dụng một tỷ lệ đáng kể người lao động, những người chủ yếu bán sản phẩm của họ cho khách du lịch. Thành phố là một trong những trung tâm buôn bán động vật hoang dã lớn nhất Bắc Phi, bất chấp việc hầu hết các giao dịch này là bất hợp pháp.[7] Phần lớn các giao dịch này diễn ra ngay trong Medina và quảng trường lân cận. Phổ biến nhất là rùa được bán làm thú cưng, nhưng khỉ Barbary và rắn cũng có thể được thấy.[8][9][10]

Thành phố được phục vụ đi lại bởi Sân bay quốc tế MenaraGa đường sắt Marrakesh kết nối với Casablanca và nhiều thành phố khác ở bắc Maroc. Thành phố là nơi có một số cơ sở giáo dục lớn như là Đại học Cadi Ayyad. Về thể thao, đây là nơi có nhiều câu lạc bộ bóng đá của Maroc như Najm de Marrakech, Kawkab Marrakech, Mouloudia de Marrakech, Olympique Marrakech. Đường đua Marrakesh là nơi tổ chức nhiều sự kiện quốc tế lớn như Auto GP, Công thức 2 FIAGiải vô địch xe du lịch thế giới.

  1. ^ (tiếng Pháp)“Présidences des communes: des résultats sans surprises”. medias24.com. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 10 năm 2015. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2015.
  2. ^ a b 2014 Morocco Population Census
  3. ^ “Marrakech or Marrakesh”. Collins Dictionary. 15 tháng 11 năm 2024. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2014.
  4. ^ Nanjira 2010, tr. 208.
  5. ^ “Recensement général de la population et de l'habitat de 2004” (PDF). Haut-commissariat au Plan, Lavieeco.com. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 24 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2012.
  6. ^ “Medina of Marrakesh”. UNESCO World Heritage Centre. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2018.
  7. ^ Bergin, Daniel; Nijman, Vincent (ngày 1 tháng 11 năm 2014). “Open, Unregulated Trade in Wildlife in Morocco's Markets”. ResearchGate. 26 (2).
  8. ^ Nijman, Vincent; Bergin, Daniel; Lavieren, Els van (ngày 1 tháng 7 năm 2015). “Barbary macaques exploited as photo-props in Marrakesh's punishment square”. ResearchGate. Jul–Sep.
  9. ^ Nijman, V. and Bergin, D. (2017). “Trade in spur-Thighed tortoises Testudo graeca in Morocco: Volumes, value and variation between markets”. Amphibia-Reptilia.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  10. ^ Bergin, D. and Nijman, V. (2018). “An Assessment of Welfare Conditions in Wildlife Markets across Morocco”. Journal of Applied Animal Welfare Science.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)

From Wikipedia, the free encyclopedia · View on Wikipedia

Developed by razib.in