McDonnell Douglas F/A-18 Hornet

F/A-18 Hornet
Một chiếc F/A-18C thuộc Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ đang bay trên vùng Biển Đông vào tháng 10 năm 2003
Kiểu Máy bay tiêm kích đa năng
Quốc gia chế tạo Hoa Kỳ
Hãng sản xuất McDonnell Douglas (1974–1997)
Boeing (1997–nay)
Northrop (1974–1994)
Chuyến bay đầu tiên 18 tháng 11 năm 1978
Bắt đầu
được trang bị
vào lúc
tháng 11 năm 1983 (Hải quân Hoa Kỳ)[cần dẫn nguồn]
7 tháng 1 năm 1984 (Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ)
Tình trạng Đang phục vụ
Trang bị cho Hải quân Hoa Kỳ
Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ
Không quân Hoàng gia Úc
Không quân Tây Ban Nha
Số lượng sản xuất F/A-18A/B/C/D: 1,480[1]
Giá thành Phiên bản cũ (F/A-18 A/B): 29–57 triệu USD (thời giá 2006)[2]
Phiên bản mới (F/A-18 E/F): 61 triệu USD/chiếc (chi phí sản xuất máy bay)
80,7 - 95,3 triệu USD/chiếc nếu trang bị đủ vũ khí (thời giá 2013[3][4])
Chi phí vận hành: 24.400 USD/1 giờ bay[5]
Phát triển từ Northrop YF-17
Biến thể McDonnell Douglas CF-18 Hornet
High Alpha Research Vehicle
Phát triển thành Boeing F/A-18E/F Super Hornet
Boeing X-53 Active Aeroelastic Wing

McDonnell Douglas F/A-18 Hornet (Ong vò vẽ) là một máy bay phản lực chiến đấu đa nhiệm siêu thanh hai động cơ có khả năng hoạt động trên tàu sân bay trong mọi thời tiết, có khả năng chiến đấutấn công các mục tiêu mặt đất (F/A viết tắt của Fighter/Attack – Chiến đấu/tấn công). Do McDonnell DouglasNorthrop Corporation thiết kế, F/A-18 xuất xứ từ mẫu Northrop YF-17 của Northrop trong thập niên 1970 để sử dụng trong Hải quân Hoa KỳThủy quân lục chiến Hoa Kỳ. Chiếc Hornet cũng được sử dụng trong lực lượng không quân của nhiều quốc gia. Đây là loại máy bay trình diễn của Phi đội Trình diễn Bay của Hải quân Hoa Kỳ - Blue Angels, từ năm 1986.

F/A-18 có tốc độ tối đa Mach 1,8. Nó có thể mang nhiều loại bom và tên lửa, gồm cả tên lửa không đối không và không đối đất cùng một pháo M61 Vulcan 20 mm. Máy bay sử dụng hai động cơ turbin cánh quạt General Electric F404 giúp nó có một tỷ lệ lực đẩy trên trọng lượng cao. F/A-18 có những tính năng khí động lực xuất sắc, chủ yếu nhờ vào các cánh nâng phía trước cánh (LEX). Các vai trò chủ yếu của loại máy bay này là hộ tống, bảo vệ hạm đội, chế áp lực lượng phòng không đối phương (SEAD), ngăn chặn tiếp tế trên không, hỗ trợ gần trên khôngtrinh sát trên không. Độ tin cậy và linh hoạt của máy bay khiến nó trở thành loại vũ khí đáng giá trên tàu sân bay, dù máy bay này từng bị chỉ trích vì có tầm hoạt động và tải trọng kém so với những loại máy bay cùng thời, như Grumman F-14 Tomcat trong vai trò máy bay chiến đấu và tấn công, và A-6 Intruder cùng A-7 Corsair II trong vai trò tấn công.

F/A-18 Hornet là thiết kế cơ sở của loại Boeing F/A-18E/F Super Hornet, một bản thiết kế lại lớn hơn, và có sự phát triển cao hơn của F/A-18. So với Hornet, chiếc Super Honet lớn hơn, nặng hơn và có tầm hoạt động cũng như tải trọng cao hơn. F/A-18E/F ban đầu được đề xuất như một sự thay thế cho một loại máy bay mới hoàn toàn để thay thế loại máy bay chỉ có vai trò tấn công như A-6 Intruder. Biến thể lớn hơn này cũng đã được sử dụng thay thế cho loại F-14 Tomcat đã có thời gian sử dụng lớn, vì thế đóng một vai trò bổ sung cho những chiếc Hornet trong Hải quân Mỹ, và gồm cả nhiều vai trò khác nữa như máy bay tiếp dầu. Nền tảng nhiễu điện tử EA-18 Growler cũng đã được phát triển từ F/A-18E/F Super Hornet.

F/A-18 Hornet có giá từ 30-50 triệu USD tùy theo phiên bản. Các phiên bản mới (F/A-18 E/F) có giá vào khoảng 80 triệu USD (thời giá 2013).

  1. ^ Jenkins 2000, pp. 186–87.
  2. ^ "F/A-18 Hornet strike fighter." Lưu trữ 2014-01-11 tại Wayback Machine U.S. Navy. Truy cập: 12 tháng 12 năm 2008.
  3. ^ “AeroWeb Boeing F/A-18E/F Super Hornet”. AeroWeb. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 9 năm 2016. Truy cập 8 tháng 2 năm 2015.
  4. ^ “Bản sao đã lưu trữ” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 21 tháng 5 năm 2009. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2014.
  5. ^ “Gripen operational cost lowest of all western fighters: Jane's”. Truy cập 8 tháng 2 năm 2015.

From Wikipedia, the free encyclopedia · View on Wikipedia

Developed by Tubidy