Meghalaya | |
---|---|
— Bang — | |
Quốc gia | Ấn Độ |
Thiết lập | 21 tháng 1 năm 1972† |
Đặt tên theo | Mây |
Thủ phủ | Shillong |
Thành phố lớn nhất | Shillong |
Huyện | 11 |
Chính quyền | |
• Thống đốc | Banwarilal Purohit |
• Thủ hiến | Mukul Sangma (INC) |
• Lập pháp | Unicameral (60 ghế) |
• Tòa Thượng thẩm | Tòa Thượng thẩmMeghalaya |
Diện tích | |
• Tổng cộng | 22.429 km2 (8,660 mi2) |
Thứ hạng diện tích | Thứ 23 |
Dân số (2016) | |
• Tổng cộng | 3.211.000 |
• Thứ hạng | Thứ 23[1] |
• Mật độ | 140/km2 (370/mi2) |
Múi giờ | IST (UTC+05:30) |
Mã ISO 3166 | IN-ML |
HDI | 0,585 (trung bình) |
Tỉ lệ biết chữ | 75,84%[1] |
Ngôn ngữ chính thức | Tiếng Anh,[2] tiếng Khasi, tiếng Garo |
Trang web | meghalaya.gov.in |
† Meghalaya trở thành một bang hoàn thiện vào năm 1971 theo Đạo luật (Tái tổ chức) Khu vực Đông Bắc 1971 |
Meghalaya là một bang Đông Bắc Ấn Độ. Tên bang có nghĩa là "nơi cư ngụ của mây" trong tiếng Phạn. Dân số của Meghalaya (tính đến năm 2016) được ước tính là 3.211.474.[3] Meghalaya có diện tích khoảng 22.430 km2, với tỉ lệ chiều dài và chiều rộng là khoảng 3:1.[4]
Bang này giáp ranh với các phân khu Mymensingh và Sylhet của Bangladesh về phía nam, phân khu Rangpur về phía tây, và bang Assam về phía đông và bắc. Thủ phủ của Meghalaya là Shillong. Trong thời kỳ cai trị của người Anh, chính quyền đế chế Anh đặt cho nó danh hiệu "Scotland của phương Đông".[5] Meghalaya trước đây là một phần của Assam, nhưng ngày 21 tháng 1 năm 1972, các huyện Khasi, Garo và đồi Jaintia được tách riêng ra để lập nên bang Meghalaya. Tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức tại Meghalaya. Những ngôn ngữ khác được nói gồm tiếng Khasi, tiếng Pnar, tiếng Hajong, tiếng Rabha, tiếng Garo và tiếng Biate. Không như nhiều bang khác, xã hội Meghalaya về lịch sử theo một chế độ mẫu hệ mà dòng dõi và di sản được truyền qua phụ nữ; thường thì người con gái trẻ nhất thừa hưởng tất cả của cải và có bổn phận chăm sóc cho bố mẹ.[5]
Đây là nơi ẩm ướt nhất Ấn Độ, với lượng mưa trung bình hàng năm 12.000 mm (470 in).[4] Khoảng 70% diện tích được phủ rừng.[6] Vùng sinh thái rừng cận nhiệt đới Meghalaya chiếm ưu thế tại đây; những khu rứng đất cao khác biệt với những khu rừng đất thấp nhiệt đới mạn nam. Rừng Meghalaya có sự đa dạng sinh học đáng kể về động vật có vú, chim, và thực vật.
Meghalaya có một nền kinh tế chủ yếu dựa trên nông nghiệp với nền lâm nghiệp kèm theo. Những cây trồng quan trọng là khoai tây, lúa, ngô, dứa, chuối, đu đủ, và cây gia vị. Ngành dịch vụ bao gồm bất động sản và bảo hiểm. Tổng sản phẩm nội địa năm 2012 của Meghalaya được ước tính là ₹16173 karor (US$2,5 billion) theo thời giá hiện tại.[7] Về địa lý, nơi này giàu có về khoáng sản, nhưng được chưa khai thác.[5] Bang có chừng 1.170 km (730 mi) đường lộ quốc gia. Đây là trung tâm hậu cần lớn trong giao thương với Bangladesh.[4]