Melbourne

Melbourne
Victoria
Đường chân trời Melbourne từ Williamstown, đường chân trời Melbourne từ Đền tưởng niệm, Đền tưởng niệm, Tòa nhà Triển lãm Hoàng gia, Nhà ga Flinders Street và Melbourne Cricket Ground
Melbourne trên bản đồ Australia
Melbourne
Melbourne
Tọa độ37°48′49″N 144°57′47″Đ / 37,81361°N 144,96306°Đ / -37.81361; 144.96306
Dân số5.078.193 (2019)[1] (2nd)
 • Mật độ dân số453/km2 (1.170/sq mi) [2]
Độ cao31 m (102 ft)
Diện tích9.990,5 km2 (3.857,4 sq mi)(GCCSA)[3]
Múi giờAEST (UTC+10)
 • Mùa hè (DST)AEDT (UTC+11)
Vị trí
Khu vực chính quyền địa phương31 thành phố trong Vùng đô thị Melbourne
HạtGrant, Bourke, Mornington
Khu vực bầu cử tiểu bang54 quận
Khu vực bầu cử liên bang23 đơn vị
Nhiệt độ tối đa bình quân Nhiệt độ tối thiểu bình quân Lượng mưa hàng năm
20,15 °C
68 °F
10,25 °C
50 °F
646,9 mm
25,5 in

Melbourne (Phát âm tiếng Anh: /ˈmɛlbən/ ;[4][5], thường được viết tắtMel hay Melb) là một thành phố cảng nằm ở khu vực đông nam của Úc. Đây là thủ phủ và thành phố lớn nhất bang Victoria, và là thành phố lớn thứ hai ở Úc.[6] Địa danh "Melbourne" dùng để gọi tên toàn bộ vùng đô thị rộng hơn 9.900 km² gồm nhiều khu dân cư khác nhau, đồng thời cũng là tên gọi phần trung tâm nội ô thành phố. Vùng đô thị ngày nay toạ lạc quanh một vịnh kín tự nhiên gọi là Vịnh Port Phillip và bao trùm trên một vùng rộng lớn từ vùng đồi xen lẫn đồng cỏ ở gần chân núi Macedon đến Dãy núi Dandenong và bán đảo Mornington ở phía đông và đông nam. Trải qua nhiều thập niên phát triển và nhập cư ồ ạt, Melbourne đã trở thành nhà của hơn 4,5 triệu người[6] đến từ hàng trăm nước trên thế giới.

Được thành lập năm 1835, bởi những người định cư từ Launceston trong Vùng đất Van Diemen (Tasmania ngày nay), Melbourne từ một thị trấn vùng sâu vùng xa của New South Wales nhanh chóng phát triển thành thủ phủ một thuộc địa. Toàn quyền NSW Richard Bourke đã đặt tên nơi đây là Melbourne, theo tên của William Lamb, Tử tước Melbourne, Thủ tướng nước Anh đương thời.[7] Không lâu sau khi được nâng cấp lên Thành phố năm 1847, Melbourne đón nhận dòng dòng người nhập cư ồ ạt do hai cuộc đổ xô tìm vàng kéo đến. Nguồn vốn nhân lực và tài lực mới đã biến nơi này thành một trong những đô thị hào hoa và thịnh vượng bậc nhất thế giới trong giai đoạn cuối thế kỷ 19.[8] Có lẽ vì thế mà sau khi Liên bang Úc được thành lập năm 1901, Melbourne đã được chọn làm thủ đô lâm thời đến tận năm 1927.[9]

Thứ hạng cao về giáo dục, nghiên cứu, y tế, du lịch, thể thao cùng môi trường trong lành, mát mẻ và mạng lưới giao thông công cộng rộng khắp giúp Melbourne giữ vững vị trí quán quân "thành phố đáng sống" trong suốt 6 năm liền.[10] Về kinh tế, Melbourne còn là trung tâm thương mại, tài chính quan trọng trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương và xếp hạng thứ 30 trên Bảng chỉ số Trung tâm Tài chính Toàn cầu.[11] Còn đối với người dân xứ sở chuột túi, thành phố còn đảm nhiệm vai trò là "kinh đô văn hoá" nước nhà,[12] và là nơi khởi nguồn của nền điện ảnh truyền hình nước nhà, nơi khai sinh ra môn thể thao bóng đá Úc và trường phái hội hoa ấn tượng phong cách Úc. Thành phố còn được liệt kê trong danh sách các Thành phố Văn chương UNESCO, và là thiên đường của âm nhạc, kịch nói, nghệ thuật truyền thống và nhiều loại hình nghệ thuật đường phố đặc sắc. Melbourne đăng cai Thế vận hội Olympic năm 1956.

Theo tiêu chuẩn về "dịch vụ cao cấp", Melbourne được nhóm nghiên cứu GaWC xếp vào loại hai ("các thành phố nhỏ của thế giới") đằng sau các thành phố như Montréal, Osaka hay Praha. Thành phố này có số lượng sinh viên quốc tế thuộc loại đông nhất trên thế giới, sau London, New YorkParis.

Melbourne hiện đang sở hữu mạng lưới xe điện mặt đất (tramway) lớn nhất trên thế giới, với gần 250 km đường sắt đôi phủ kín khu vực đô thị và vùng ngoại ô của thành phố.[13]

  1. ^ “3218.0 – Regional Population Growth, Australia, 2012–13: ESTIMATED RESIDENT POPULATION, States and Territories – Greater Capital City Statistical Areas (GCCSAs)”. Australian Bureau of Statistics. ngày 3 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2014. ERP at ngày 30 tháng 6 năm 2013.
  2. ^ “3218.0 – Regional Population Growth, Australia, 2012–13: Victoria: Population Density”. Australian Bureau of Statistics. ngày 30 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2014.
  3. ^ “Greater Melbourne: Basic Community Profile”. 2011 Census Community Profiles. Australian Bureau of Statistics. ngày 28 tháng 3 năm 2013. Bản gốc (xls) lưu trữ ngày 11 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2014.
  4. ^ Butler, S. biên tập (2013). “Melbourne”. Macquarie Dictionary (ấn bản 6). Sydney: Macmillan Publishers Group Australia 2015. 1952 pages. ISBN 978-18-7642-966-9.
  5. ^ “Definition of Melbourne in Oxford dictionary. Meaning, pronunciation and origin of the word”. Oxford Dictionaries. Oxford University Press. 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 2 năm 2016. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2015.
  6. ^ a b “Melbourne (Urban Centre/Locality)”. Australian Bureau of Statistics. ngày 25 tháng 10 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2016.
  7. ^ Lewis, Miles (1995). Melbourne: the city's history and development (2nd ed.). Melbourne: City of Melbourne. p. 25. ISBN 0-949624-71-3.
  8. ^ Cervero, Robert B. (1998). The Transit Metropolis: A Global Inquiry. Chicago: Island Press. p. 320.ISBN 1-55963-591-6.
  9. ^ Lưu trữ 2010-06-01 tại Wayback Machine. Department of the Attorney-General, Government of Australia. p. 45 (Section 125). Archived from the original(PDF) on ngày 11 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2009.
  10. ^ “Melbourne named world's most liveable city, for fifth year running”. The Age. ngày 19 tháng 8 năm 2015.
  11. ^ “The Global FinancialCentres Index 14” (PDF). ngày 30 tháng 9 năm 2013. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 4 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2016.
  12. ^ “Cultural capitals: Melbourne”. ArtsHub.
  13. ^ “Facts & Figures”. Yarra Trams. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2016.

From Wikipedia, the free encyclopedia · View on Wikipedia

Developed by Tubidy