Mikoyan MiG-29K

MiG-29K
Một chiếc MiG-29K tại Triển lãm hàng không MAKS năm 2007
Kiểu Máy bay tiêm kích đa năng hoạt động trên tàu sân bay trong mọi thời tiết
Quốc gia chế tạo Liên Xô/Nga
Hãng sản xuất Mikoyan
Chuyến bay đầu tiên 23 tháng 7 năm 1988 (1988-07-23)
Bắt đầu
được trang bị
vào lúc
19 tháng 2 năm 2010 (Ấn Độ)[1]
Tình trạng Đang phục vụ
Trang bị cho Hải quân Nga
Hải quân Ấn Độ
Được chế tạo 2005–nay[N 1]
Số lượng sản xuất 81[4][5]
Phát triển từ Mikoyan MiG-29M[6]
Phát triển thành Mikoyan MiG-35[7][8]

Mikoyan MiG-29K (tiếng Nga: Микоян МиГ-29K; tên ký hiệu của NATO: Fulcrum-D)[9] là một loại máy bay tiêm kích đa năng hoạt động trên tàu sân bay trong mọi thời tiết, được Nga phát triển và chế tạo.[10] Việc phát triển bắt đầu vào cuối thập niên 1980 do Phòng thiết kế Mikoyan thực hiện dựa trên mẫu máy bay tiêm kích MiG-29M.[6] Mikoyan mô tả nó là một máy bay tiêm kích phản lực thế hệ 4+.[11][10]

Mẫu sản xuất MiG-29K hiện nay khác với mẫu MiG-29K sản xuất năm 1991 ở các đặc tính trang bị kỹ thuật như: 1 radar đa năng mới, có tên gọi là Zhuk-ME; buồng lái với các màn hình màu đa năng và sử dụng HOTAS (hands-on-throttle-and-stick), các tên lửa không đối không RVV-AE, R-27ER/ET, R-73; tên lửa chống radartên lửa chống hạm cũng như các vũ khí không đối đất dẫn đường chính xác.[12]

MiG-29K không được đặt chế tạo và chỉ có 2 nguyên mẫu được chế tạo ban đầu do Hải quân Nga ưu tiên mẫu Su-27K (sau đó được tái định danh là Su-33) vào đầu thập niên 1990.[13] Phòng thiết kế Mikoyan vẫn không ngừng phát triển MiG-29K mặc dù thiếu hụt tài chính kể từ năm 1992.[12] Chương trình MiG-29K đã được thúc đẩy vào cuối thập niên 1990 để đáp ứng yêu cầu của Ấn Độ về một loại máy bay tiêm kích hoạt động trên tàu sân bay sau khi họ mua một tàu sân bay cũ từ Liên Xô. Chiếc MiG-29K đầu tiên được chuyển giao cho Hải quân Ấn Độ vào năm 2009.[14] Với những chiếc Su-33 sắp hết thời hạn phục vụ vào năm 2010, Hải quân Nga cũng đã đặt hàng thay thế chúng bằng MiG-29K.

  1. ^ Parsons, Gary (ngày 19 tháng 2 năm 2010). “Indian MiGs enter service”. AirForces Monthly. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2015.
  2. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên deagel
  3. ^ “29K Fighters Face Problems”. DefenseNews.com.
  4. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên deagel.com
  5. ^ “Engine, design deficiencies — Third crash puts Russian MiG-29K back in focus”. The print.
  6. ^ a b Gordon and Davison 2005, p. 40.
  7. ^ Brown, Daniel (3 tháng 12 năm 2018). “7 photos of the MiG-35, a highly maneuverable fighter jet that Russia hopes will keep the MiG corporation in business”. Business Insider. Truy cập 30 Tháng Một năm 2021.
  8. ^ Mader, Georg (3 tháng 7 năm 2019). “What does the MiG-35 bring to air combat? Interview with Anastasia Kravchenko”. Defence iQ. Truy cập 2 Tháng hai năm 2020.
  9. ^ Suciu, Peter (15 tháng 3 năm 2021). “=MiG-29K: Why Russia Is Sending This Dangerous Fighter to the Arctic”. The National Interest.
  10. ^ a b MiG-29K/MiG-29KUB page Lưu trữ 2013-03-17 tại Wayback Machine. RAC MiG.
  11. ^ “Mikoyan MiG-29K Infographics”. RIA Novosti. Bản gốc lưu trữ 22 tháng Mười năm 2014. Truy cập 9 tháng Năm năm 2014.
  12. ^ a b “Mig-29”. Bản gốc lưu trữ 10 Tháng tư năm 2021. Truy cập 26 Tháng tư năm 2010.
  13. ^ David Donald & Daniel J. March (2001). Carrier Aviation Air Power Directory. Norwalk, CT: AIRtime Publishing. tr. 152–153. ISBN 1-880588-43-9.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  14. ^ "Russia delivers 4 MiG-29 fighters to India". RIA Novosti, 12 tháng 2 năm 2009


Lỗi chú thích: Đã tìm thấy thẻ <ref> với tên nhóm “N”, nhưng không tìm thấy thẻ tương ứng <references group="N"/> tương ứng, hoặc thẻ đóng </ref> bị thiếu


From Wikipedia, the free encyclopedia · View on Wikipedia

Developed by Tubidy