Moldova

Cộng hòa Moldova
Tên bằng ngôn ngữ chính thức
Quốc kỳ Huy hiệu
Bản đồ
Vị trí của Moldova
Vị trí của Moldova
Vị trí Moldova (xanh) và
Transnistria (xanh nhạt) tại Châu Âu.
Quốc ca
Limba Noastră
"Ngôn ngữ của chúng ta"
Hành chính
Chính phủCộng hòa nghị viện
Tổng thốngMaia Sandu
Thủ tướngDorin Recean
Thủ đô Chişinău
47°0′B 28°55′Đ / 47°B 28,917°Đ / 47.000; 28.917
Thành phố lớn nhất Chişinău
Địa lý
Diện tích33.700 (13.000mi²) km² (hạng 135)
Diện tích nước1,4 %
Múi giờEET (UTC+2); mùa hè: EEST (UTC+3)
Lịch sử
Độc lập từ Liên Xô
21 tháng 6 năm 1990Tuyên bố chủ quyền
27 tháng 8 năm 1991Tuyên bố độc lập
25 tháng 12 năm 1991Công nhận
Ngôn ngữ chính thứcTiếng România
Dân số ước lượngNeutral decrease 2,597,100 [1]
(Trừ Transnistria) Năm ước lượng dân số = 2021 người (hạng 133)
Dân số (2004)3.383.332[2]
(không gồm Transnistria)
3.938.679[3]
(gồm Transnistria)
người
Mật độ105 người/km² (hạng 101)
Kinh tế
GDP (PPP) (2019)Tổng số: 27,271 tỷ USD[4]
Bình quân đầu người: 13.574 USD [4]
GDP (danh nghĩa) (2019)Tổng số: 12,037 tỷ USD[4]
Bình quân đầu người: 4.498 USD[4]
HDI (2019)0,711[5] cao (hạng 107)
Hệ số Gini (2014)26,8[6] thấp
Đơn vị tiền tệleu Moldova (MDL)
Thông tin khác
Tên miền Internet.md
Mã điện thoại+373
Lái xe bênphải

Moldova ([molˈdova], phiên âm: Môn-đô-va), tên chính thức Cộng hòa Moldova (Republica Moldova) là một quốc gia nằm kín trong lục địaĐông Âu, giữa România ở phía tây và Ukraina ở phía bắc, đông và nam.

Thời cổ đại, lãnh thổ hiện nay của nước này là một phần của Dacia, sau đó nó rơi vào vùng ảnh hưởng của Đế chế La Mã. Thời Trung Cổ, đa phần lãnh thổ hiện nay của Moldova là một phần của Công quốc Moldavia. Năm 1812, vùng phía đông của công quốc này bị sáp nhập bởi Đế chế Nga và được gọi là Bessarabia. Từ năm 1856 tới năm 1878, hai tỉnh phía nam quay trở lại với Moldavia, và vào năm 1859 chúng thống nhất với Wallachia để trở thành Romania hiện đại.

Ngay khi Đế chế Nga bị giải tán năm 1917, một nhà nước Cộng hoà Dân chủ Moldavia, đầu tiên là tự trị, sau đó là độc lập được thành lập, và gia nhập Romania năm 1918. Năm 1940, Bessarabia sáp nhập vào Liên Xô (với sự đồng ý của Đức quốc xã theo Nghị định thư Phụ lục Bí mật của Hiệp ước Xô-Đức), và bị phân chia giữa Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraina và nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Moldavia mới thành lập.

Sau khi bị giành giật qua lại trong giai đoạn 1941 và 1944 trong Thế chiến II, lãnh thổ của quốc gia Moldova hiện đại sáp nhập vào Liên Xô cho tới khi nó giành lại độc lập ngày 27 tháng 8 năm 1991. Moldova được chấp nhận vào Liên Hợp Quốc tháng 3 năm 1992.

Tháng 9 năm 1990, một chính phủ ly khai được thành lập tại Transnistria, dải lãnh thổ Moldova trên bờ đông sông Dniester. Không quốc gia thành viên Liên hiệp quốc nào công nhận chính quyền này.

Nước này theo chế độ dân chủ nghị viện với một tổng thốnglãnh đạo quốc gia và một thủ tướnglãnh đạo chính phủ. Moldova là một quốc gia thành viên của Liên hiệp quốc, Hội đồng châu Âu, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), GUAM, Cộng đồng các quốc gia độc lập, Tổ chức Hợp tác Kinh tế biển Đen (BSEC) và các tổ chức quốc tế khác. Moldova hiện mong muốn gia nhập Liên minh châu Âu,[7] và đã thực hiện Kế hoạch Hành động ba năm đầu tiên bên trong khuôn khổ Chính sách Láng giềng châu Âu (ENP).[8]

  1. ^ “Populaţia cu reședință obișnuită, la 1 ianuarie 2021 (pg.12)” (PDF). Statistica.gov.md. BNS Rep.Moldova.
  2. ^ “National Bureau of Statistics of Moldova” (bằng tiếng Romania). Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2013.
  3. ^ “2004 census in Transnistria” (bằng tiếng Nga). www.languages-study.com. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2013.
  4. ^ a b c d https://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.PCAP.PP.CD?locations=MD. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  5. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. United Nations Development Programme. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2020.
  6. ^ “GINI index (World Bank estimate)”. The World Bank. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2016.
  7. ^ “Moldova will prove that it can and has chances to become EU member,”. Moldpress News Agency. ngày 19 tháng 6 năm 2007.
  8. ^ “Moldova-EU Action Plan Approved by European Commission”. moldova.org. 14 tháng 12 năm 2004. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 1 năm 2009. Truy cập 2 tháng 7 năm 2007.

From Wikipedia, the free encyclopedia · View on Wikipedia

Developed by Tubidy