Na Uy

Vương quốc Na Uy
Tên bản ngữ
Huy hiệu Na Uy
Huy hiệu

Tiêu ngữKhông cóa

Quốc ca

Hoàng caKongesangen
Bài ca của Quốc vương
Vị trí của Vương quốc Na Uy (xanh lá)

ở châu Âu (xanh lá và xám đậm)

Vị trí Vương quốc Na Uy và các lãnh thổ hải ngoại toàn vẹn và phần phụ thuộc: Svalbard, Jan Mayen, Đảo Bouvet, Đảo Peter I và Queen Maud Land
Tổng quan
Thủ đô
và thành phố lớn nhất
Oslo
59°56′B 10°41′Đ / 59,933°B 10,683°Đ / 59.933; 10.683
Ngôn ngữ chính thức

Tiếng địa phương: tiếng Kven

Tiếng dân tộc thiểu số: tiếng Scandoromani, tiếng Digan[2]
Hệ chữ viếtLatinh
Sắc tộc

Tình trạng bản địa:

Tình trạng người thiểu số:[5]

Tôn giáo chính
(2019)
75,6% Kitô giáo
—68,7% Church của Na Uy[a]
—6,9% Kitô hữu khác
20,2% Không tôn giáo
3,4% Hồi giáo
0,8% khác[7][8]
Tên dân cưngười Na Uy
Chính trị
Chính phủQuân chủ lập hiến nghị viện đơn nhất
Harald V
Jonas Gahr Støre
Máud Ghảhkhani (Ap) (2021–)
Toril Marie Øie
Bảo thủ Tự do
Lập phápQuốc hội Na Uy
 L Quốc hội Sami của Na Uy
Lịch sử
Lịch sử
872
• Vương quốc Na Uy cũ (thời kỳ mở rộng nhất)
1263
1397
1524
25 tháng 2, 1814
17 tháng 5, 1814
4 tháng 11, 1814
7 tháng 6, 1905
Địa lý
Diện tích 
• Tổng cộng
385,207 km2[11] (hạng 61b)
148,718 mi2
• Mặt nước (%)
5,32 (theo 2015)[12]
Dân số 
• Ước lượng 2024
Tăng 5.550.203[10] (hạng 118)
14,4/km2 (hạng 213)
37,32/mi2
Kinh tế
GDP  (PPP)Ước lượng 2020
• Tổng số
350 tỷ $[13] (hạng 49)
64.856 $[13] (hạng 6)
GDP  (danh nghĩa)Ước lượng 2020
• Tổng số
366 tỷ $[13] (hạng 33)
• Bình quân đầu người
67.987 $[13] (hạng 4)
Đơn vị tiền tệKrone Na Uy (NOK)
Thông tin khác
Gini? (2018)24,8[14]
thấp
HDI? (2022)0,966[15]
rất cao · hạng 2
Múi giờUTC+1 (CET)
• Mùa hè (DST)
UTC+2 (CEST)
Cách ghi ngày thángdd.mm.yyyy
Giao thông bênphải
Mã điện thoại+47
Mã ISO 3166NO
Tên miền Internet.no
  1. Không có tiêu ngữ chính thức, nhưng lời tuyên thệ từ 1814 của Hội đồng lập hiến Na Uy có thể được coi là gần với tiêu ngữ nhất (không chính thức):
    Enige og tro inntil Dovre faller (tiếng Bokmål)
    Einige og tru inntil Dovre fell (tiếng Nynorsk)
    "Đoàn kết và trung thành cho đến khi núi Dovre sụp đổ"
  2. Không bao gồm Svalbard và Jan Mayen. (cùng với các lãnh thổ, nó là quốc gia lớn thứ 67 với diện tích 385.207[11] km2)
  3. Tỉ lệ % này tính cho đất liền, Svalbard và Jan Mayen. Phần băng không được tính là đất.

Na Uy (Bokmål: Norge; Nynorsk: Noreg), tên chính thức là Vương quốc Na Uy, là một quốc gia ở Bắc Âu nằm ở Tây Bắc Châu Âu có lãnh thổ bao gồm phần phía tây và cực bắc của Bán đảo Scandinavia; bao gồm đảo Jan Mayen và quần đảo Svalbard là 2 lãnh thổ nằm rất xa về phía Bắc Cực; bao gồm lãnh thổ phụ thuộc: đảo Bouvet nằm ở khu vực Subantartic. Na Uy cũng tuyên bố chủ quyền lãnh thổ với hai hòn đảo Peter IQueen Maud Land tại châu Nam Cực.

Na Uy có tổng diện tích là 385.207 kilômét vuông (148.729 dặm vuông Anh)[11] và dân số là 5,385,300 (2020).[16] Đất nước này có chung biên giới phía đông với Thụy Điển (có chiều dài1.619 km hoặc 1.006  mi). Na Uy giáp Phần LanNga ở phía đông bắc. Eo biển Skagerrak ở phía nam nối Na Uy với Đan Mạch. Na Uy có đường bờ biển dài, hướng ra Bắc Đại Tây Dươngbiển Barents. Chính đại dương khiến Na Uy có khí hậu vùng đất thấp êm dịu, bớt lạnh hơn nhiều so với các quốc gia ở vùng vĩ độ bắc tương tự. Ngay cả vào những đêm vùng cực, nhiệt độ thông thường vẫn trên mức đóng băng. Đại dương cũng mang lại lượng mưa và lượng tuyết rơi lớn ở nhiều vùng.

Quốc vương Na Uy hiện tại là Harald V thuộc Vương tộc Glücksburg. Thủ tướng đương nhiệm là ông Jonas Gahr Støre (Ap) (từ năm 2021). Na Uy là một quốc gia độc lập, có bộ máy nhà nước đơn nhất chế độ quân chủ lập hiến; Na Uy phân chia quyền lực quốc gia cho Quốc hội, Hội đồng nội các và Tòa án tối cao theo đúng Hiến pháp năm 1814. Vương quốc Na Uy được thành lập vào năm 872 với sự sáp nhập của hàng loạt các tiểu quốc và tồn tại như thế trong suốt hơn 1 100 năm. Từ năm 1537 đến 1814, Na Uy là một phần của Vương quốc Đan Mạch-Na Uy; từ năm 1814 đến 1905 thì nằm trong Vương quốc Liên hiệp Thụy Điển và Na Uy. Na Uy là nước trung lập trong Thế chiến thứ nhất, đến tháng 4 năm 1940 thì bị xâm chiếm bởi Đức Quốc xã và đến tận cuối Thế chiến thứ hai thì Na Uy mới giành được độc lập.

Na Uy phân chia hệ thống chính trị và quản lý làm 2 cấp độ: Hạt và Khu tự quản. Nhóm người thiểu số Sámi tự trị trong vùng đất của họ theo Đạo luật Finnmark và Quốc hội Sámi. Na Uy duy trì mối quan hệ chặt chẽ với cả Liên minh châu ÂuHoa Kỳ. Na Uy là thành viên sáng lập của Liên hợp quốc, NATO, Hiệp hội thương mại tự do châu Âu, Hội đồng châu Âu, Hiệp ước châu Nam CựcHội đồng Bắc Âu; là thành viên của Khu vực kinh tế châu Âu, WTO, OECD cũng như Khu vực Schengen. Tiếng Na Uy có rất nhiều điểm tương đồng với tiếng Đan Mạch và Thụy Điển.

Na Uy đi theo mô hình phúc lợi Bắc Âu với hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn dân và an sinh xã hội toàn diện, bắt nguồn từ lý tưởng của Chủ nghĩa quân bình.[17] Na Uy nắm giữ vị trí quan trọng trong các lĩnh vực công nghiệp trọng điểm, với lượng dự trữ tài nguyên dồi dào gồm có dầu mỏ, khí tự nhiên, khoáng sản, gỗ, thủy sản và nước ngọt. Ngành dầu khí chiếm đến khoảng 1/4 tổng sản phẩm quốc nội (GDP).[18] Nếu tính trên bình quân đầu người, Na Uy là chính là nước sản xuất dầu mỏ và khí tự nhiên lớn nhất thế giới bên ngoài Trung Đông.[19][20]

Mức thu nhập bình quân đầu người của Na Uy cao thứ tư thế giới theo danh sách của tổ chức Ngân hàng Thế giới và Quỹ tiền tệ thế giới IMF.[21] Còn theo danh sách của CIA (ước tính 2015) Na Uy xếp thứ 11.[22] Quỹ đầu tư quốc gia của Na Uy cũng là lớn nhất thế giới, với giá trị 1 nghìn tỷ USD;[23] chỉ số Phát triển Con người HDI cũng xếp số 1 kể từ năm 2009; xếp thứ nhất trong Báo cáo Hạnh phúc Thế giới năm 2017 và hiện tại đang đứng đầu về Chỉ số Cuộc sống tốt đẹp hơn của OECD, chỉ số Liêm chính công, Chỉ số Dân chủ.[24] Na Uy cũng là một trong những nước có tỷ lệ tội phạm thấp nhất trên thế giới.[25]

  1. ^ “Språk i Norge – Store norske leksikon”. ngày 22 tháng 5 năm 2019.
  2. ^ “Minoritetsspråk”. Språkrådet. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2018.
  3. ^ a b 9 tháng 3 năm 2020 “Immigrants and their children as of ngày 1 tháng 1 năm 2020” Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp). Statistics Norway. ngày 9 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2020.[liên kết hỏng]
  4. ^ kirkedepartementet, Fornyings-, administrasjons- og (ngày 16 tháng 6 năm 2006). “Samer”. Regjeringen.no.
  5. ^ inkluderingsdepartementet, Arbeids- og (ngày 16 tháng 6 năm 2006). “Nasjonale minoriteter”. Regjeringen.no.
  6. ^ The Constitution of Norway, Article 16 (English translation, published by the Norwegian Parliament) Lưu trữ 2015-09-08 tại Wayback Machine
  7. ^ Church of Norway Statistics Norway 17.5.2020
  8. ^ 8 tháng 12 năm 2020 Members of religious and life stance communities outside the Church of Norway, by religion/life stance. Statistics Norway 8.12.2019
  9. ^ regjeringen.no (ngày 5 tháng 7 năm 2011). “The Re-establishing of a Norwegian State”. Government.no.
  10. ^ “Population, 2024-01-01” (bằng tiếng Anh). Statistics Norway. 21 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2024.
  11. ^ a b c “Arealstatistics for Norway 2019”. Kartverket, mapping directory for Norway. ngày 20 tháng 12 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 6 năm 2019. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2020.
  12. ^ “Surface water and surface water change”. Organisation for Economic Co-operation and Development (OECD). Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2020.
  13. ^ a b c d “Norway”. International Monetary Fund.
  14. ^ “Gini coefficient of equivalised disposable income”. ec.europa.eu. Eurostat – EU-SILC survey. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2019.
  15. ^ “2022 Human Development Index Ranking” (bằng tiếng Anh). United Nations Development Programme. 13 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2024.
  16. ^ “Population”. Statistics Norway. ngày 22 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2018.
  17. ^ Norway, Study in. “Norwegian Society / Living in Norway / StudyinNorway / Home – Study in Norway”. www.studyinnorway.no. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2019.
  18. ^ “UPDATE 1-Statistics Norway raises '07 GDP outlook, cuts '08”. Reuters. ngày 6 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2009.
  19. ^ “Country Comparison:: Crude oil – production”. CIA – The World Factbook. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 3 năm 2017. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2016.
  20. ^ “Country Comparison:: Natural gas – production”. CIA – The World Factbook. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2016.
  21. ^ “The World's Richest Countries”. forbes.com. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2014.
  22. ^ “The World Factbook”. Central Intelligence Agency Library. Central Intelligence Agency. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2016.
  23. ^ Holter, Mikael (ngày 27 tháng 6 năm 2017). 19 tháng 9 năm 2017/norway-wealth-fund-says-reached-1-trillion-in-value “The World's Biggest Wealth Fund Hits $1 Trillion” Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp). Bloomberg L.P. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2017.
  24. ^ “Democracy Index 2016”. eiu.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2017.
  25. ^ Norway, Study in. “Why Norway? / Living in Norway / StudyinNorway / Home – Study in Norway”. www.studyinnorway.no. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2019.


Lỗi chú thích: Đã tìm thấy thẻ <ref> với tên nhóm “lower-alpha”, nhưng không tìm thấy thẻ tương ứng <references group="lower-alpha"/> tương ứng, hoặc thẻ đóng </ref> bị thiếu


From Wikipedia, the free encyclopedia · View on Wikipedia

Developed by Tubidy