Nauru

Cộng hòa Nauru
Tên bằng ngôn ngữ chính thức
  • Republic of Nauru (tiếng Anh)
    Ripublik Naoero (tiếng Nauru)
Quốc kỳ Huy hiệu
Bản đồ
Vị trí của Quốc đảo Lâm
Vị trí của Quốc đảo Lâm
Tiêu ngữ
God's Will First
Ý chí của Chúa cao vô thượng
Quốc ca
Nauru Bwiema
Nauru, Tổ quốc của chúng ta
Hành chính
Chính phủCộng hòa nghị viện
Tổng thốngDavid Adeang
Thủ đôYaren (trên thực tế) [a]
0°32′S 166°55′E
0°32′N 166°55′Đ / 0,533°N 166,917°Đ / -0.533; 166.917
Thành phố lớn nhấtDenigomodu
Địa lý
Diện tích21 km² (hạng 192)
Múi giờUTC+12
Lịch sử
Độc lập
Ngày thành lập31 tháng 1 năm 1968
Ngôn ngữ chính thức
  • Nauru (bản địa)
  • Anh (nói rộng rãi)
Dân số ước lượng (7/2011)9.378[1] người (hạng 216)
Dân số (12/2006)9.275 người
Mật độ447 người/km² (hạng 23)
Kinh tế
GDP (PPP) (2017)Tổng số: 160 triệu USD[2] (hạng 192)
Bình quân đầu người: 12.052 USD[2] (hạng 94)
GDP (danh nghĩa) (2017)Tổng số: 114 triệu USD[2]
Bình quân đầu người: 8.570 USD[2]
Đơn vị tiền tệĐô la Úc (AUD)
Thông tin khác
Tên miền Internet.nr
Lái xe bêntrái
Ghi chú
  • <^ Nauru không có thủ đô chính thức, song Yaren là khu dân cư lớn nhất và là nơi đặt trụ sở nghị viện.

Nauru (phát âm tiếng Anh: /nɑːˈr/ ), tên chính thức là nước Cộng hòa Nauru, là một đảo quốc tại Micronesia thuộc Nam Thái Bình Dương. Với 9.378 cư dân sống trên một diện tích 21 kilômét vuông (8,1 dặm vuông Anh), Nauru là quốc gia nhỏ nhất tại Nam Thái Bình Dương, nhỏ thứ ba trên thế giới về diện tích, chỉ sau Thành VaticanCông quốc Monaco, quốc gia đầu tiên không có thủ đô hay thành phố và là đảo quốc nhỏ nhất trên thế giới.[3] Ngoài ra, Nauru còn là nước cộng hòa có diện tích nhỏ nhất trên thế giới.[4]

Sau khi người Micronesia và người Polynesia định cư tại Nauru, hòn đảo bị Đế quốc Đức thôn tính và tuyên bố là một thuộc địa vào cuối thế kỷ XIX. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Nauru trở thành một lãnh thổ ủy thác của Hội Quốc Liên do Úc, New Zealand, và Anh Quốc quản lý. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Nauru bị quân đội Nhật Bản chiếm đóng. Sau chiến tranh, đảo lại trở thành lãnh thổ ủy thác. Nauru giành được độc lập vào năm 1968.

Nauru là một đảo đá phosphat, giàu tài nguyên gần bề mặt, do vậy có thể dễ dàng tiến hành khai thác lộ thiên. Đảo còn lại một số trữ lượng phosphat, song không còn có hiệu quả kinh tế để tiến hành khai thác.[5] Từ cuối thập niên 1960 đến cuối thập niên 1970, Nauru là một trong những quốc gia có GDP bình quân đầu người cao nhất thế giới. Khi trữ lượng phosphat cạn kiệt vào thập niên 1980 và 1990, và môi trường bị tổn hại nghiêm trọng do hoạt động khai thác, một quỹ được thành lập để quản lý nguồn tài sản đang dần giảm giá trị của hòn đảo. Để kiếm được thu nhập, Nauru nhanh chóng trở thành một thiên đường thuế và trung tâm rửa tiền phi pháp. Từ năm 2001 đến 2008, Nauru cho Úc đặt trung tâm giam giữ Nauru để đổi lấy viện trợ.

Tổng thống Nauru cũng là người đứng đầu nghị viện đơn viện gồm 19 thành viên. Nauru là một thành viên của Liên hiệp quốc, Khối Thịnh vượng chung, Ngân hàng Phát triển châu ÁDiễn đàn các đảo Thái Bình Dương. Nauru cũng tham gia Đại hội thể thao Thịnh vượng chungThế vận hội.

  1. ^ Cơ quan Tình báo Trung ương (2011). “Nauru”. The World Factbook. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2011.
  2. ^ a b c d Nauru. International Monetary Fund
  3. ^ “Thăm 5 quốc gia nhỏ xinh trên thế giới”. Yahoo Tin tức. ngày 7 tháng 1 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2014.
  4. ^ McLeish, Kathy (ngày 23 tháng 10 năm 2013). 23 tháng 10 năm 2013/nauru-worlds-smallest-republic/4983548 “Nauru: The world's smallest republic” Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp). abc.net.au. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2014.
  5. ^ Hogan, C Michael (2011). “Phosphate”. Encyclopedia of Earth. National Council for Science and the Environment. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2012.

From Wikipedia, the free encyclopedia · View on Wikipedia

Developed by Tubidy