Noam Chomsky

Noam Chomsky
Ảnh chân dung của Noam Chomsky
Chân dung Chomsky năm 2017
SinhAvram Noam Chomsky
7 tháng 12, 1928
Philadelphia, Pennsylvania, Hoa Kỳ.
Phối ngẫu
Con cái3, bao gồm Aviva Chomsky
Cha mẹWilliam Chomsky
Elsie Simonofsky
Giải thưởng
Websitehttps://chomsky.info
Trình độ học vấn
Học vấnĐại học Pennsylvania (BA, MA, PhD)
Luận ánTransformational Analysis (1955)
Người hướng dẫn luận án tiến sĩZellig Harris[1]
Ảnh hưởng bởi
Sự nghiệp học thuật
NgànhNgôn ngữ học, triết học phân tích, khoa học nhận thức, phê bình chính trị
Nơi công tác
Nghiên cứu sinh
Ý tưởng tiêu biểu
Ảnh hưởng tới
Chữ ký

Avram Noam Chomsky[a] (sinh ngày 7 tháng 12 năm 1928) là một giáo sư và trí thức công chúng người Mỹ, nổi danh nhờ các nghiên cứu về ngôn ngữ học, phê bình xã hội và hoạt động chính trị. Đôi khi được tôn vinh là "cha đẻ của ngôn ngữ học hiện đại",[b] Chomsky là nhân vật nổi bật trong ngành triết học phân tích và là một trong những người đặt nền móng cho ngành khoa học nhận thức. Ông là Giáo sư từng nhận huân chương (Laureate Professor) của khoa Ngôn ngữ học Đại học Arizona và Giáo sư Học viện Danh dự (Institute Professor Emeritus) tại Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT). Thuộc hàng ngũ những tác giả được trích dẫn nhiều nhất, Chomsky đã chắp bút viết hơn 150 tác phẩm đa dạng về đề tài như ngôn ngữ học, chiến tranh, chính trị và truyền thông đại chúng. Về ý thức hệ, Chomsky ủng hộ chủ nghĩa công đoàn vô chính phủchủ nghĩa xã hội tự do cá nhân.

Sinh thành trong cộng đồng Do Thái Ashkenazi nhập cư ở Philadelphia, Chomsky sớm phát triển niềm hứng thú với chủ nghĩa vô chính phủ sau nhiều lần ghé thăm các hiệu sách ở Thành phố New York. Ông từng có thời gian học tập tại Đại học Pennsylvania. Trong khoảng thời gian nghiên cứu sau đại học tại Hội Nghiên cứu sinh Harvard (Society of Fellows), Chomsky hoàn thiện luận văn ngữ pháp chuyển đổi và nhận bằng tiến sĩ vào năm 1955. Cùng năm, ông bắt đầu giảng dạy tại MIT, và vào năm 1957, ông nổi lên như một hiện tượng trong giới ngôn ngữ học nhờ công trình Các cấu trúc cú pháp, đóng vai trò bước ngoặt trong nghiên cứu ngôn ngữ. Trong giai đoạn 1958–1959, Chomsky là thành viên của Quỹ Khoa học Quốc gia thuộc Viện Nghiên cứu Cao cấp Princeton. Ông là người sáng tác/đồng sáng tác thuyết ngữ pháp phổ quát, ngữ pháp tạo sinh, hệ phân cấp Chomskychương trình tối giản. Ông cũng đóng vai trò quan trọng trong sự suy tàn của chủ nghĩa hành vi ngôn ngữ, đặc biệt phê phán các công trình của B. F. Skinner.

Chomsky thẳng thắn phản đối sự can thiệp của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, coi đó là biểu hiện của chủ nghĩa đế quốc Mỹ. Năm 1967, ông viết bài luận phản chiến "The Responsibility of Intellectuals" (Bổn phận của những người trí thức) gây náo động đất nước Hoa Kỳ. Do liên kết của ông với phong trào Cánh tả Mới, Chomsky nhiều lần bị bắt giam và bị liệt vào danh sách kẻ thù của tổng thống Richard Nixon. Năm 1988, Chomsky cộng tác với Edward S. Herman và xuất bản cuốn sách nổi tiếng mang nhan đề Manufacturing Consent (Sản xuất sự đồng thuận), nội dung trình bày mô hình tuyên truyền nhằm phê phán giới truyền thông, đồng thời nghiên cứu vạch trần sự kiện Indonesia chiếm đóng Đông Timor. Ông là người ủng hộ nhiệt tình quyền tự do ngôn luận, bất kể phát ngôn có là chối bỏ Holocaust đi chăng nữa, tư duy mà bị chỉ trích gay gắt trong vụ bê bối Faurisson những năm 1980. Kể từ khi nghỉ hưu MIT, ông vẫn sôi nổi tham gia các hoạt động chính trị như phản đối cuộc xâm lược Iraq năm 2003 của Mỹ và ủng hộ phong trào Occupy. Là người phản đối chủ nghĩa Zion, Chomsky phê phán chính sách phân biệt đối xử người Palestine của Isreal, cho rằng nó còn tồi tệ hơn cả nạn apartheid ở Nam Phi, và chỉ trích việc Mỹ hậu thuẫn Isreal.

Chomsky được công nhận rộng rãi là người khơi mào cuộc cách mạng nhận thức (cognitive revolution) trong khoa học nhân văn, góp phần phát triển hướng tiếp cận mới đối với nghiên cứu ngôn ngữ và tâm trí. Ngoài những đóng góp học thuật quý giá ấy, ông còn là chuyên gia phê bình hàng đầu về các lĩnh vực như chính sách đối ngoại của Mỹ, chủ nghĩa tân tự do, chủ nghĩa tư bản đương đại, xung đột Israel – Palestine và truyền thông đại chúng. Chomsky và những tư tưởng của ông đã có ảnh hưởng rất lớn tới các phong trào chống tư bản và phản đế ở Mỹ.

  1. ^ Partee 2015, tr. 328.
  2. ^ a b Chomsky 1991, tr. 50.
  3. ^ Sperlich 2006, tr. 44–45.
  4. ^ Slife 1993, tr. 115.
  5. ^ Barsky 1997, tr. 58.
  6. ^ Antony & Hornstein 2003, tr. 295.
  7. ^ Chomsky 2016.
  8. ^ Harbord 1994, tr. 487.
  9. ^ a b c d e Barsky 2007, tr. 107.
  10. ^ Smith 2004, tr. 185.
  11. ^ Kanan Makiya, Fouad Moughrabi, Adel Safty, Rex Brynen, "Letters to the Editor" trong Journal of Palestine Studies, Journal of Palestine Studies thông qua JSTOR (Ch. 23, Số 4, Mùa hè, 1994, tr. 196–200), truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2007. Trích đoạn liên quan: "On page 146 of my book, I clearly adopt the propaganda model developed by Noam Chomsky and Edward Herman..."
  12. ^ a b Amid the Philosophers.
  13. ^ Persson & LaFollette 2013.
  14. ^ Prickett 2002, tr. 234.
  15. ^ Searle 1972.
  16. ^ a b c d e Adams 2003.
  17. ^ Gould 1981.
  18. ^ “Kyle Kulinski Speaks, the Bernie Bros Listen”. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2022.
  19. ^ Keller 2007.
  20. ^ Swartz 2006.


Lỗi chú thích: Đã tìm thấy thẻ <ref> với tên nhóm “lower-alpha”, nhưng không tìm thấy thẻ tương ứng <references group="lower-alpha"/> tương ứng


From Wikipedia, the free encyclopedia · View on Wikipedia

Developed by razib.in