Otto von Bismarck

Otto von Bismarck
Bismarck vào năm 1881
Thủ tướng đầu tiên của Đế quốc Đức
Nhiệm kỳ
21 tháng 3 năm 1871 – 20 tháng 3 năm 1890
18 năm, 364 ngày
Tiền nhiệmChức vụ được thành lập
Kế nhiệmLeo von Caprivi
Thủ tướng Vương quốc Phổ
Nhiệm kỳ
23 tháng 9 năm 1862 – 1 tháng 1 năm 1873
10 năm, 100 ngày
Tiền nhiệmAdolf zu Hohenlohe-Ingelfingen
Kế nhiệmAlbrecht von Roon
Nhiệm kỳ
9 tháng 11 năm 1873 – 20 tháng 3 năm 1890
16 năm, 131 ngày
Tiền nhiệmAlbrecht von Roon
Kế nhiệmLeo von Caprivi
Thủ tướng Liên bang Bắc Đức
Nhiệm kỳ
1 tháng 7 năm 1867 – 21 tháng 3 năm 1871
3 năm, 263 ngày
Tiền nhiệmChức vụ thành lập
Kế nhiệmChức vụ bãi bỏ
Bộ trưởng Ngoại giao Phổ
Nhiệm kỳ
23 tháng 11 năm 1862 – 20 tháng 3 năm 1890
27 năm, 117 ngày
Tiền nhiệmAlbrecht von Bernstorff
Kế nhiệmLeo von Caprivi
Thông tin cá nhân
Sinh1 tháng 4 năm 1815
Schönhausen, Phổ
Mất30 tháng 7 năm 1898 (83 tuổi)
Friedrichsruh, Đế quốc Đức
Đảng chính trịKhông
Phối ngẫuJohanna von Puttkamer
(1847–1894)
Con cáiMarie
Herbert
Wilhelm
Alma materĐại học Göttingen
Đại học Berlin
Đại học Greifswald[1]
Chuyên nghiệpLuật sư
Chữ ký

Otto Eduard Leopold von Bismarck-Schönhausen[2] (1 tháng 4 năm 181530 tháng 7 năm 1898) là một chính trị gia người Đức, ông là người lãnh đạo nước Đứcchâu Âu từ năm 1862 đến năm 1890, khi bị vua Wilhelm II ép từ chức. Năm 1871, sau chiến thắng các cuộc chiến tranh với Đan Mạch (1864), Áo (1866) và Pháp (18701871), ông đã thống nhất các bang Đức (ngoại trừ Đế quốc Áo) thành một Đế quốc Đức hùng mạnh dưới sự lãnh đạo của Phổ. Sau đó, ông xây dựng cục diện cân bằng quyền lực, duy trì thành công nền hòa bìnhchâu Âu từ năm 1871 đến 1914. Trong cuốn tiểu sử Bismarck: A Life, sử gia Hoa Kỳ Jonathan Steinberg nhìn nhận ông là "thiên tài chính trị thế kỷ 19"[3].

Trên cương vị là Thủ tướng Phổ từ năm 1862 tới năm 1890, Bismarck đã khơi mào các cuộc chiến đưa thế lực của Phổ vượt lên ÁoPháp; đồng thời biến Phổ thành nhà nước lãnh đạo, dẫn dắt các nhà nước khác thuộc dân tộc Đức. Thắng lợi của Phổ trong các chiến tranh do ông phát động cũng đè bẹp sự phản kháng của phe tự do trong Quốc hội Phổ đối với chính sách mở rộng quân đội của vua Wilhelm I[4]. Vào năm 1867, ông cũng trở thành Thủ tướng Liên bang Bắc Đức. Otto von Bismarck trở thành vị Thủ tướng đầu tiên của một nước Đức thống nhất sau Hiệp ước Versailles (1871) và chèo lái hầu hết các vấn đề chính sự của đất nước cho đến khi bị tân Hoàng đế Wilhelm II sa thải vào năm 1890.

Đường lối ngoại giao thực dụng (Realpolitik) và cai trị nghiêm khắc của Bismarck mang lại cho ông biệt danh "Thủ tướng Sắt" (Eiserne Kanzler). Nhà ngoại giao Hoa Kỳ Henry Kissinger ghi nhận:

Con người của 'sắt và máu' đã viết nên áng văn sáng ngời về sự chính trực, sánh ngang với lối sử dụng tiếng Anh một cách súc tích của Churchill[5]

Ông thực hiện chính sách cân bằng quyền lực để duy trì sự ổn định của nước Đức và châu Âu trong các thập niên 1870 và 1880. Ông đã gây dựng một quốc gia dân tộc mới, đồng thời hình thành nhà nước phúc lợi đầu tiên trên thế giới thông qua đạo luật thiết lập chế độ lương hưu cho người lao động vào năm 1889[6].

Mặc dù bản thân Bismarck không ưa chủ nghĩa thực dân vì ông coi việc sở hữu thuộc địa là một gánh nặng cho Đức, ông buộc phải miễn cưỡng xây dựng nên một đế quốc hải ngoại vào lúc cả tầng lớp thống trị lẫn đại chúng đều đã yêu cầu thực hiện điều đó; Bismarck ban đầu cũng phản đối việc Đức sáp nhập Alsace–Lorraine từ Pháp vì nó sẽ gây ra mối thù hằn của Pháp với Đức, điều mà sẽ trở thành 1 sự thực sau này.

Bismarck, một tín đồ Luther mộ đạo, luôn trung thành với Wilhelm I, đổi lại nhà vua luôn tin dùng và tán đồng với các đường lối của Bismarck. Khi Đế quốc Đức mới thành lập, ông đã cho thực hiện quyền phổ thông đầu phiếu đối với nam giới, Bismarck không ưa chuộng nền dân chủ và cai trị đất nước thông qua một guồng máy chính trị vững mạnh, bài bản với quyền lực nằm trong tay tầng lớp ưu tú Junker đại diện cho giới quý tộc địa chủ ở miền đông.

Bản thân Bismarck cũng là một địa chủ quý tộc Junker, với phẩm chất linh hoạt và độc đoán. Ông có tầm nhìn xa về quốc nội và quốc tế, và cả khả năng nhìn nhận vấn đề trước mắt, khả năng giải quyết cùng lúc nhiều vấn đề phức tạp.

Là trụ cột của "chủ nghĩa bảo thủ cách mạng"[1] Bismarck đã trở thành người hùng trong mắt của những người dân tộc chủ nghĩa Đức. Họ xây dựng hàng trăm đài tưởng niệm để ca ngợi sự mẫu mực của một nhà lãnh đạo bảo thủ.

Các nhà sử học thường ca ngợi ông là nhà chính khách đã giữ vững nền hòa bình ở châu Âu, là người đóng vai trò chủ chốt trong quá trình thống nhất nước Đức và đồng thời là cha đẻ của bộ máy quân đội và chính quyền trứ danh của nhà nước Đức.

  1. ^ a b Steinberg, Jonathan. Bismarck: A Life. tr. 51. ISBN 9780199782529.
  2. ^ Các tước hiệu được gia phong: từ năm 1865, Graf (Bá tước) von Bismarck-Schönhausen; từ 1871, Fürst (Vương công) von Bismarck; từ 1890, Herzog (Công tước) zu Lauenburg.
  3. ^ Jonathan Steinberg, Bismarck: A Life, trang 470
  4. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên spencertucker1681
  5. ^ [[#CITEREFKissinger2011|Kissinger 2011]].
  6. ^ Sue Eleanor Headlee, A Year Inside the Beltway: Making Economic Policy in Washington, trang 47

From Wikipedia, the free encyclopedia · View on Wikipedia

Developed by razib.in