Peranakan

Peranakan
Straits-Born Chinese / Baba Nyonya
峇峇娘惹 / 土生華人
Peranakan

Straits-Born Chinese / Baba Nyonya

峇峇娘惹 / 土生華人
Một bức ảnh về một đám cưới của một cặp đôi Peranakan: Chung Guat Hooi - là con gái của Chung Thye Phin và Khoo Soo Beow - là con trai của Khoo Heng Pan, từ một bức ảnh ở bảo tàng Peranakan
Khu vực có số dân đáng kể
Indonesia, Malaysia, Singapore,
Thái Lan
Ngôn ngữ
Tiếng Baba Malay, tiếng Mân, tiếng Java và một số ngôn ngữ khác thuộc hệ tiếng Trung Quốc, tiếng Mã Lai và ở miền nam Thái Lan
Tôn giáo
Phật giáo Mahayana, Thiên Chúa Giáo, Khổng GiáoLão Giáo và Hồi Giáo Sunni
Sắc tộc có liên quan
Người Trung QuốcĐông Nam Á, người Chitty, người Kristang, người Peranakan gốc Ả-rập, người Benteng (Trung Quốc), Người Mã Lai gốc Hoa, Người Singapore gốc Hoa, Người Indonesia gốc Hoa
Peranakan
Tên tiếng Trung
Phồn thể峇峇娘惹
Giản thể峇峇娘惹
Tên tiếng Việt
Chữ Quốc ngữPeranakan/Ba Ba Nương Nhạ
Hán-NômPeranakan/峇峇娘惹
Tên tiếng Mã Lai
Mã LaiPeranakan/Cina Benteng/Tionghoa-Selat/Kiau-Seng

Peranakan hoặc Baba Nyonya là hậu duệ của người Trung Hoa từ thế kỷ 15 đến 17 nhập cư ở vùng Nam Dương thuở trước, nay là các nước Malaysia, SingaporeIndonesia.[1]

Nhóm ở Malaysia thì xưng là "Baba Nyonya" nhưng đúng ra "Nyonya" dùng để chỉ riêng đàn bà còn "Baba" là những người đàn ông. Thời xưa, nhóm người này tập trung vào vào các ngành buôn bán, khi nước Anh bắt đầu chiếm thuộc địaeo biển Melaka thì dân Baba nonya chiếm địa vị trung gian giữa nhà cầm quyền Anh và dân bản xứ. Vì vậy họ giỏi ngoại ngữ và giao thiệp, con cháu thường thông thạo tiếng Anh, tiếng Hoatiếng Mã Lai.

Ngoài ra họ còn có tên là Peranakan, (tiếng Mã Lai), Straits-born Chinese trong tiếng Anh土生華人 Tǔshēnghuárén (âm Hán Việt: "Thổ sinh Hoa nhân") theo tiếng Hoa. Nhóm dân này còn có nhiều tên khác gọi theo địa phương cư trú như Tionghoa-Selat hoặc Tionghoa ở Indonesia; Phuket Baba, Phuket Yaya hoặc Baba YayaThái Lan (tập trung ở đảo Phuket).

Một số ít ở Ấn Độ, Trung Đông và rải rác mọi nơi ở châu Á thì có tên là Chitty, Jawi PekanKristang. Riêng "Kristang" theo đúng nghĩa là "người Bồ Đào Nha Kitô giáo gốc châu Á" vì họ theo tàu thuyền buôn của người Bồ đến các cửa biển lập nghiệp. Nói chung Peranakan là người gốc Hoa đã hòa nhập ít nhiều vào cộng động bản xứ Mã Lai với văn hóa pha trộn từ cách ăn mặc, nhà cửa, ngôn ngữ (tiếng Malay Baba) và sinh hoạt.

  1. ^ West, Barbara A. (2009). Encyclopedia Of The Peoples Of Asia And Oceania. Facts On File. tr. 657. ISBN 0-8160-7109-8.

From Wikipedia, the free encyclopedia · View on Wikipedia

Developed by Tubidy