Queens | |
---|---|
— Quận của Thành phố New York — | |
Quận Queens (quận tiểu bang) | |
Unisphere, đôi khi được dùng làm biểu tượng của Quận Queens. | |
Vị trí của Quận Queens được biểu thị màu vàng. Các phi trường có màu xanh dương nhẹ, cũng nằm trong Quận Queens. | |
Tọa độ: 40°42′15″B 73°55′4″T / 40,70417°B 73,91778°T | |
Quốc gia | Hoa Kỳ |
Tiểu bang | New York |
Quận (tiểu bang) | Queens |
Thành phố | Thành phố New York |
Định cư | 1683 |
Đặt tên theo | Catherine xứ Braganza |
Chính quyền | |
• Quận trưởng | Helen Marshall (Dân chủ) |
Diện tích | |
• Tổng cộng | 178,28 mi2 (46,170 km2) |
• Đất liền | 109,24 mi2 (28,290 km2) |
• Mặt nước | 69,04 mi2 (17,880 km2) |
Dân số | |
• Tổng cộng | 2.293.007 |
• Mật độ | 20.991/mi2 (8,105/km2) |
Múi giờ | UTC−5, UTC-4, Múi giờ miền Đông |
110-- | |
Mã điện thoại | 718, 347, 917 |
Trang web | Official Website of the Queens Borough President |
Queens là quận lớn nhất tính theo diện tích, hạng nhì tính theo dân số, và nằm xa về phía đông nhất trong số năm quận mà hình thành Thành phố New York. Các ranh giới của quận nằm tương đương với ranh giới của Quận Queens (quận tiểu bang), một đơn vị hành chính của tiểu bang New York.
Nằm trên phần phía tây của Long Island, Queens là nơi có đến hai trong số ba phi trường lớn của Vùng đô thị New York (Phi trường Quốc tế John F. Kennedy và Phi trường LaGuardia). Nó cũng là nơi có đội bóng chày New York Mets; nơi tranh giải quần vợt Mỹ Mở rộng; có Công viên Flushing Meadows–Corona; Kaufman Astoria Studios; và Silvercup Studios.
Theo cuộc thăm dò cộng đồng Mỹ năm 2005, di dân chiếm 47,6% dân số của Queens.[1] Với dân số 2,3 triệu, nó là quận đông dân hạng hai tại Thành phố New York (sau Brooklyn) và là quận tiểu bang đông dân thứ 10 tại Hoa Kỳ. Nó cũng là quận tiểu bang có mật độ dân số đông thứ tư tại Hoa Kỳ (sau các quận tiểu bang chứa Manhattan, Brooklyn và the Bronx).[2] Con số 2,3 triệu là dân số lịch sử cao nhất của quận.[3] Nếu mỗi quận (borough) là một thành phố độc lập thì Brooklyn và Queens sẽ trở thành các thành phố lớn hạng bốn và hạng năm tại Hoa Kỳ, theo thứ tự vừa nói đến.