Rosa Luxemburg

Rosa Luxemburg
Rosa Luxemburg, k. 1895–1905
SinhRozalia Luksenburg
(1871-03-05)5 tháng 3 năm 1871
Zamość, Vương quốc Lập hiến Ba Lan, Đế quốc Nga
Mất15 tháng 1 năm 1919(1919-01-15) (47 tuổi)
Berlin, Cộng hòa Đức
Nguyên nhân mấtBị ám sát
Quốc tịchBa Lan và Đức
Trường lớpĐại học Zürich
(Tiến sĩ năm 1897)
Nghề nghiệpNhà kinh tế học
Nhà triết học
Nhà cách mạng
Đảng phái chính trị
Phối ngẫuGustav Lübeck
Bạn đờiLeo Jogiches
Kostja Zetkin

Rosa Luxemburg (tiếng Ba Lan: [ˈruʐa ˈluksɛmburk] ; tiếng Đức: [ˈʁoːza ˈlʊksəmbʊʁk] ; tiếng Ba Lan: Róża Luksemburg; hoặc Rozalia Luksenburg; 5 tháng 3 năm 1871 – 15 tháng 1 năm 1919) là một nhà kinh tế học Mác xít, nhà hoạt động chống chiến tranh, nhà triết họcnhà cách mạng xã hội chủ nghĩa người Ba Lan. Bà cũng là thành viên của Đảng Dân chủ Xã hội Vương quốc Ba Lan và Litva (SDKPiL), Đảng Dân chủ Xã hội Đức (SPD), Đảng Dân chủ Xã hội Độc lập (USPD) và Đảng Cộng sản Đức (KPD). Sinh ra và lớn lên ở Ba Lan, bà trở thành công dân Đức vào năm 1897.

Sau khi SPD ủng hộ Đức tham gia Thế chiến thứ nhất vào năm 1915, Luxemburg và Karl Liebknecht đã đồng sáng lập Liên đoàn Spartakus phản chiến (Spartakusbund), tiền thân của KPD. Trong Cách mạng Tháng Mười một, bà đồng sáng lập tờ báo Die Rote Fahne (Lá cờ đỏ), cơ quan trung tâm của phong trào Spartacus. Mặc dù Luxemburg xem cuộc nổi dậy của những người theo chủ nghĩa Spartacus vào tháng 1 năm 1919 là một sai lầm,[1] nhưng bà vẫn ủng hộ nỗ lực lật đổ chính phủ và bác bỏ mọi giải pháp thương lượng. Chính phủ SPD của Friedrich Ebert đã đè bẹp cuộc nổi dậy và Spartakusbund bằng cách sử dụng đội quân Freikorps, các nhóm bán quân sự do chính phủ tài trợ, chủ yếu là các cựu chiến binh trong Thế chiến thứ nhất. Luxemburg và Liebknecht đã bị Quân đội Freikorps bắt giữ và hành quyết trong cuộc nổi dậy này.

Do Luxemburg đã từng thẳng thắn chỉ trích cả chủ nghĩa Lenin và các trường phái dân chủ xã hội ôn hòa hơn về chủ nghĩa xã hội, nên một phần nào đó, bà đã có được sự đón nhận khá trái chiều từ các học giả và nhà lý luận cánh tả.[2] Tuy nhiên, Luxemburg và Liebknecht lại được chính quyền cộng sản Đông Đức tôn sùng như những liệt sĩ cộng sản.[3] Văn phòng Bảo vệ Hiến pháp Liên bang Đức khẳng định rằng việc thần tượng hóa Luxemburg và Liebknecht là một truyền thống quan trọng của người Đức cực tả.[3] Cũng vì lập trường chống lại việc thành lập một nhà nước Ba Lan tư sản của Luxemburg, sự phản đối từ PPS, cộng thêm những lời chỉ trích từ những người theo chủ nghĩa Stalin sau này đã khiến bà trở thành nhân vật lịch sử gây tranh cãi trong diễn ngôn chính trị ngày nay của Ba Lan.[4][5][6]

  1. ^ Frederik Hetmann: Rosa Luxemburg. Ein Leben für die Freiheit, p. 308.
  2. ^ Leszek Kołakowski ([1981], 2008), Main Currents of Marxism, Vol. 2: The Golden Age, W. W. Norton & Company, Ch III: "Rosa Luxemburg and the Revolutionary Left".
  3. ^ a b Gedenken an Rosa Luxemburg und Karl Liebknecht – ein Traditionselement des deutschen Linksextremismus (PDF). BfV-Themenreihe. Cologne: Federal Office for the Protection of the Constitution. 2008. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 13 tháng 12 năm 2017.
  4. ^ Tych, Feliks (2018). “Przedmowa”. Trong Wielgosz, Przemysław (biên tập). O rewolucji: 1905, 1917. Instytut Wydawniczy „Książka i Prasa". tr. 7–29. ISBN 9788365304599.
  5. ^ Winkler, Anna (ngày 24 tháng 6 năm 2019). “Róża Luksemburg. Pierwsza Polka z doktoratem z ekonomii”. ciekawostkihistoryczne.pl. CiekawostkiHistoryczne.pl. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2021.
  6. ^ Winczewski, Damian (ngày 18 tháng 4 năm 2020). “Prawdziwe oblicze Róży Luksemburg?”. histmag.org. Histmag.org. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2021.

From Wikipedia, the free encyclopedia · View on Wikipedia

Developed by razib.in