Saint Petersburg

Đổi hướng đến:

Thành phố Saint-Petersburg có một lịch sử gắn liền với các bước thăng trầm của nước Nga từ thời Peter Đại Đế đến nay. Nằm bên sông Neva chảy ra vịnh Phần Lan, đây vốn là vùng đất tranh chấp giữa các tộc người Nga từ Novogrod với người Thuỵ Điển.

Chiến thắng năm 1240 của Quận công Alexander Nevsky đẩy lùi quân Thụy ̣Điển đưa vị trí này vào lịch sử, với ban đầu chỉ là một pháo đài của Nga.

Trong nhiều thế kỷ sau đó, nó là vị trí mang tính quân sự nhiều hơn là kinh tế, xã hội và là cứ điểm của phong kiến Nga nhằm phòng ngự lối ra biển Baltic.

Phải đến năm 1703, dưới thời Peter Đại Đế thành phố mới chính thức được thành lập.

Viễn kiến của vị Sa Hoàng vĩ đại nhất trong lịch sử Nga là biến đây thành cửa ngõ giao thương của nước Nga với Phương Tây bằng đường biển.

Năm 1712, Nga thiên đô từ Matxcơva về Saint-Petersburg, đánh dấu thời kỳ hiện đại hóa, mở cửa và liên kết với châu Âu.

Giao lưu thương mại, quân sự và văn hóa với các nước giàu mạnh nhất châu Âu thời đó đã biến đổi hoàn toàn thành phố này, đặt nền móng cho thời kỳ bàng trướng của Đế Chế Nga.

Từ thế kỷ XX

Từ 1914 đến 1924, nó được đổi tên thành Petrograd, còn trong thời cộng sản từ 1924 đến 1991, thành phố mang tên Leningrad để ca ngợi lãnh tụ Lenin và cuộc Cách mạng tháng Mười khởi phát tại đây.

Sau khi Liên Xô sụp đổ thành phố trở về với tên cũ là Saint-Petersburg

Sau khi Liên Xô sụp đổ người ta trả lại cái tên lịch sử cho thành phố là Saint-Petersburg.

Với Cung điện Mùa Đông nổi tiếng, 140 bảo tàng và 100 nhà hát, Saint-Petersburg là thành phố văn hóa nhất và chịu ảnh hưởng châu Âu nhất của Nga.

Những cảnh cổ kính của thành phố này cũng được cả Hollywood đưa vào một trong những bộ phim Điệp viên 007 với đoạn xe tăng chạy qua các cây cầu chằng chịt trên sông Neva, đập vỡ nhiều nhà cửa, tường và cửa của di tích.

Trong lịch sử Nga, tình cảm với Saint-Petersburg cũng phần nào phản ánh tính cách con người.

Peter Đại Đế và Nữ Hoàng Catherine II là những người yêu quý thành phố này tới mức tìm mọi cách tạo ra phong cách riêng cho nó trong kiến trúc, hội họa v.v.

Dưới thời Catherine II, phong cách cổ điển-classisism, được đưa vào Saint-Peterburg, biến nó thành một trong những đô thị đẹp nhất thế giới.

Lenin cũng là người yêu mến Saint-Peterburg và luôn muốn được chôn cạnh mẹ ông ở đây.

Stalin, một người vốn ít học, rất ghét Saint-Petersburg vì hai lý do.

Thành phố vừa có các biểu tượng gắn liền với chế độ Sa Hoàng và cũng là nơi bắt đầu của các nhóm cách mạng cựu trào, thuộc lớp đàn anh và trí thức hơn Stalin.

Thời Stalin, một nhân vật chính trị nổi tiếng, gắn liền với thành phố này là Kirov (Sergey Mironovich Kostrikov) bị ám sát chết năm 1934, đánh dấu thời kỳ Stalin tiêu diệt toàn bộ phe cách mạng cũ để làm vị chúa tể mới của nước Nga cộng sản.

Hai thành phố, hai xu hướng

Nhìn chung trong lịch sử Nga luôn có sự giằng xé giữa hai xu hướng: St.Petersburg và Matxcơva.

Gia đình Nga Hoàng Nicholas II gồm cả năm trẻ em đã bị cộng sản hành quyết năm 1918

Một bên là mở ra Phương Tây, tìm các con đường lớn ra thế giới, bên kia là đứng ở trung tâm để làm bá chủ một vùng đất rộng lớn.

Một bên nhắm vào thương mại, bên kia vào đất đai, nông nghiệp.

Có thể vì thế, khi chọn Saint-Petersburg làm nơi họp G8, Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa muốn ngầm nhắc đến ý vươn ra bên ngoài, vừa nêu bật niềm tự hào về văn hóa của nước Nga.

Bởi chỉ vài năm trước, thành phố kỷ niệm 300 năm thành lập.

Tuy nhiên, chính trị Nga ngày nay không chỉ đơn giản là vấn đề phong cách của một thành phố.

Với 4,7 triệu dân, Saint-Peterburg không thể nào cạnh tranh được với Maxcơva (10,4 triệu).

Quan hệ với vùng Viễn Đông và Thái Bình Dương cũng tăng lợi thế của Matxcơva.

Gần đây, danh tiếng Saint-Petersburg cũng bị hoen ố bởi các vụ tấn công và giết người nước ngoài mang tính phân biệt chủng tộc.

Được biết, chính Maxcơva đã làm mạnh tay với các nhóm tân phát-xít Nga nên chúng kéo về St.Petersburg.

Trước hội nghị G8, truyền thông nước ngoài đã từng lên tiếng đề nghị ông Putin, người gốc Saint-Petersburg, phải tích cực hơn trong việc ngăn ngừa các vụ tấn công kiểu phát-xít ở đây.

Nếu không phục hồi lại tinh thần cởi mởi, khai phóng của Saint-Peterburg trong các chính sách đối nội và đối ngoại thì ông Putin và nước Nga bây giờ có lẽ chỉ biết dùng thành phố này như một phòng triển lãm văn hóa mỗi khi có khách đến.

Giữ nó để trưng bày là việc chẳng khó bởi Saint-Peterburg


From Wikipedia, the free encyclopedia · View on Wikipedia

Developed by razib.in