Somalia

Cộng hoà liên bang Somalia
Tên bằng ngôn ngữ chính thức
  • Jamhuuriyadda Federaalka Soomaaliya (tiếng Somalia)
    جمهورية الصومال الفدرالية (tiếng Ả Rập)
    Jumhūriyyat aṣ-Ṣūmāl al-Fideraaliya (tiếng Ả Rập)
Quốc kỳ Quốc huy
Bản đồ
Vị trí của Somalia
Vị trí của Somalia
Vị trí của Somalia
Vị trí của Somalia
Tiêu ngữ
không có
Quốc ca
Qolobaa Calankeed
Hành chính
Chính phủCộng hòa đại nghị liên bang
Tổng thốngHassan Sheikh Mohamud
Thủ tướngHamza Abdi Barre
Thủ đôMogadishu
2°2′B 45°21′Đ / 2,033°B 45,35°Đ / 2.033; 45.350
2°02′B 45°21′Đ / 2,033°B 45,35°Đ / 2.033; 45.350
Thành phố lớn nhấtMogadishu
Địa lý
Diện tích637.657 km² (hạng 41)
Diện tích nước1,6% %
Múi giờEAT (UTC+3)
Lịch sử
Ngày thành lậpTừ Anh, Ý
1 tháng 7 năm 1960
Ngôn ngữ chính thứctiếng Somali, tiếng Ả Rập
Dân số ước lượng (2019)15.442.905[1] người (hạng 76)
Dân số (2021)16.359.507 người
Mật độ26[2] người/km² (hạng 199)
Kinh tế
GDP (PPP) (2014)Tổng số: 4,431 tỷ USD[3] (hạng 163)
Bình quân đầu người: 400 USD[3]
GDP (danh nghĩa) (2019)Tổng số: 9,4 tỷ USD[3][4]
Bình quân đầu người: 300–600 USD[3][4]
HDI (2008)0,364(2008) không có (hạng 228)
Đơn vị tiền tệShilling Somalia (SOS)
Thông tin khác
Tên miền Internet.so

Somalia (phiên âm tiếng Việt: Xô-ma-li-a, tiếng Somali: Soomaaliya; tiếng Ả Rập: الصومالaṣ-Ṣūmāl), tên chính thức Cộng hòa Liên bang Somalia (tiếng Somali: Jamhuuriyadda Federaalka Soomaaliya, tiếng Ả Rập: جمهورية الصومالJumhūriyyat aṣ-Ṣūmāl) là một quốc gia nằm ở Vùng sừng châu Phi. Nước này giáp với Djibouti ở phía tây bắc, Kenya ở phía tây nam, Vịnh AdenYemen ở phía bắc, Ấn Độ Dương ở phía đông, và Ethiopia ở phía tây.

Thời cổ đại, Somalia từng là một trung tâm thương mại quan trọng với phần còn lại của thế giới cổ đại. Các thủy thủthương gia của họ là những nhà cung cấp hương trầm, nhựa thơmgia vị lớn, những mặt hàng có giá trị và được coi là đồ xa xỉ tại Ai Cập cổ đại, Phoenicia, MycenaeanBabylon, những nơi người Somalia có quan hệ buôn bán.[5][6] Theo hầu hết các học giả, Somalia cũng là nơi Vương quốc Punt tồn tại.[7][8][9][10] Người Puntite cổ đại là một nhà nước của những người dân có những quan hệ gần gũi với Ai Cập Pharaon trong thời Pharaoh SahureNữ hoàng Hatshepsut. các cấu trúc kim tự tháp, đền đài và những ngôi nhà cổ được phủ đá nằm rải rác xung quanh Somalia được cho là có niên đại từ giai đoạn này.[11] Trong thời cổ đại, nhiều thành bang cổ như Opone, MosyllonMalao cạnh tranh về sự giàu mạnh với Sabaean, ParthiaAxumite. Thương mại Ấn Độ-Hy Lạp-La Mã cũng phát triển ở Somalia.[12]

Sự ra đời của Đạo Hồi ở bờ đối diện Somalia trên Biển Đỏ đồng nghĩa với việc các nhà buôn, thủy thủ Somalia và những người di cư sống tại bán đảo Ả Rập dần rơi vào ảnh hưởng của tôn giáo mới thông qua các đối tác thương mại người Ả Rập đã cải theo Hồi giáo của họ. Với cuộc di cư của những gia đình Hồi giáo từ thế giới Hồi giáo tới Somalia ở những thế kỷ đầu tiên của Đạo Hồi và sự cải đạo hoà bình của dân cư Somali bởi các học giả Hồi giáo Somalia trong các thế kỷ sau đó, các thành bang cổ dần chuyển theo Hồi giáo Mogadishu, Berbera, Zeila, BarawaMerka, chúng đều là một phần của nền văn minh Berberi. Thành phố Mogadishu được gọi là Thành phố của Đạo Hồi,[13] và kiểm soát việc buôn bán vàng của Đông Phi trong nhiều thế kỷ.[14] Trong thời Trung Cổ, nhiều đế chế Somalia mạnh đã thống trị thương mại trong vùng gồm cả Nhà nước Ajuuraan, có biệt tài trong cơ khí thủy lợixây dựng pháo đài,[15] Vương quốc Hồi giáo Adal, mà vị tướng Ahmed Gurey là vị chỉ huy châu Phi đầu tiên trong lịch sử sử dụng chiến tranh pháo binh trên lục địa trong cuộc chinh phục Đế chế Ethiopia,[16]Triều đại Gobroon của Adal, sự thống trị quân sự của họ đã buộc các thống đốc của Đế chế Oman ở phía bắc thành phố Lamu phải nộp cống vật cho Quốc vương Hồi giáo Somalia Ahmed Yusuf.[17] Ở cuối thế kỷ XIX sau hội nghị Berlin, các đế chế châu Âu đã gửi quân đội của mình tới Vùng sừng châu Phi. Mối đe doạ đế quốc với Somalia buộc lãnh đạo Dervish Muhammad Abdullah Hassan, phải đứng lên hô hào các binh sĩ Somalia từ khắp Vùng sừng châu Phi và lãnh đạo một trong những cuộc kháng chiến chống thực dân lâu dài nhất.

Somalia không bao giờ chính thức bị thực dân hoá.[18][19][20] Nhà nước Dervish đã thành công trong việc bốn lần đẩy lùi các cuộc tấn công của Đế chế Anh và buộc họ phải rút về vùng ven biển.[21] Nhờ danh tiếng có được ở Trung Đôngchâu Âu, nhà nước Dervish được công nhận như một đồng minh của Đế chế OttomanĐế chế Đức,[22][23] và vẫn tiếp tục giữ quan hệ này trong suốt Thế Chiến I quốc gia Hồi giáo độc lập duy nhất trên lục địa. Sau một phần tư thế kỷ kìm hãm người Anh ở một khu vịnh, cuối cùng người Dervish đã bị đánh bại năm 1920 khi Anh lần đầu tiên sử dụng máy bay ở châu Phi ném bom vào thủ đô của Dervish là Taleex. Sau thất bại này, các lãnh thổ cũ của Dervish được chuyển thành vùng bảo hộ của Anh. Italia tương tự cũng phải đối đầu với sự phản đối từ các quốc vương Hồi giáo và các đội quân Somalia và không thể kiểm soát hoàn toàn các vùng Somalia hiện đại cho tới tận thời kỳ Phát xít cuối năm 1927. Sự chiếm đóng này kéo dài tới năm 1941 và bị thay thế bởi một cơ quan hành chính quân sự Anh Quốc. Bắc Somalia tiếp tục là một vùng bảo hộ trong khi Nam Somalia trở thành một lãnh thổ uỷ trị. Liên minh của hai vùng năm 1960 đã thành lập nên Cộng hoà Dân chủ Somali.

Vì những quan hệ lâu dài của họ với thế giới Ả Rập, năm 1974 Somalia được chấp nhận như một thành viên của Liên đoàn Ả Rập. Để tăng cường mối quan hệ với phần còn lại của lục địa châu Phi, Somalia đã cùng các quốc gia châu Phi khác tham gia thành lập Liên minh châu Phi, và bắt đầu hỗ trợ Lãnh thổ uỷ trị ANCNam Phi chống chế độ apartheid[24] và những lực lượng ly khai EritreaEthiopia trong Chiến tranh Độc lập Eritrea.[25] Là một nhà nước Hồi giáo, Somalia là một trong những thành viên sáng lập Tổ chức Hội nghị Hồi giáo và cũng là một thành viên của Liên hiệp quốcNAM. Dù gặp khó khăn từ cuộc nội chiến và tình trạng bất ổn, Somalia vẫn tìm cách duy trì một nền kinh tế thị trường tự do mà, theo Liên hiệp quốc, có hiệu quả hơn hẳn nền kinh tế của các quốc gia châu Phi khác.[26]

  1. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên UNFPA Somali Population Survey 2019
  2. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên UNFPA Somali Population Survey 2021
  3. ^ a b c d “Somalia”. The World Factbook. Langley, Virginia: Central Intelligence Agency. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 7 năm 2016. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2009.
  4. ^ a b “Somalia humanitarian and development statistics” (PDF). United Nations. ngày 1 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2016.
  5. ^ Phoenicia pg 199
  6. ^ The Aromatherapy Book by Jeanne Rose and John Hulburd pg 94
  7. ^ Egypt: 3000 Years of Civilization Brought to Life By Christine El Mahdy
  8. ^ Ancient perspectives on Egypt By Roger Matthews, Cornelia Roemer, University College, Luân Đôn.
  9. ^ Africa's legacies of urbanization: unfolding saga of a continent By Stefan Goodwin
  10. ^ Civilizations: Culture, Ambition, and the Transformation of Nature By Felipe Armesto Fernandez
  11. ^ Man, God and Civilization pg 216
  12. ^ Oman in history By Peter Vine Page 324
  13. ^ Society, security, sovereignty and the state in Somalia – Page 116
  14. ^ East Africa: Its Peoples and Resources – Page 18
  15. ^ Shaping of Somali society Lee Cassanelli pg.92
  16. ^ Futuh Al Habash Shibab ad Din
  17. ^ Sudan Notes and Records – Page 147
  18. ^ Politics, language, and thought: the Somali experience – Page 135
  19. ^ Africa report pg 69
  20. ^ Essentials of geography and development: concepts and processes By Don R. Hoy, Leonard Berry pg 305
  21. ^ Encyclopedia of African history – Page 1406
  22. ^ The modern history of Somaliland: from nation to state – Page 78
  23. ^ Historical dictionary of Ethiopia – Page 405
  24. ^ http://www.anc.org.za/ancdocs/anctoday/2007/text/at01.txt
  25. ^ Superpower diplomacy in the Horn of Africa – Page 22
  26. ^ “UN News - Somalia economy stronger than others in Africa, UN-backed meeting says”. UN News Service Section. Truy cập 10 tháng 2 năm 2015.

From Wikipedia, the free encyclopedia · View on Wikipedia

Developed by Tubidy