Theresa May | |
---|---|
Thủ tướng Anh | |
Nhiệm kỳ 13 tháng 7 năm 2016 – 24 tháng 7 năm 2019 3 năm, 11 ngày | |
Nữ hoàng | Elizabeth II |
Phó Thủ tướng | Damian Green (2017) David Lidington (2018–19) |
Tiền nhiệm | David Cameron |
Kế nhiệm | Boris Johnson |
Lãnh đạo Đảng Bảo thủ (Anh) | |
Nhiệm kỳ 11 tháng 7 năm 2016 – 23 tháng 7 năm 2019 3 năm, 12 ngày | |
Tiền nhiệm | David Cameron |
Kế nhiệm | Boris Johnson |
Bộ trưởng Nội vụ | |
Nhiệm kỳ 12 tháng 5 năm 2010 – 13 tháng 7 năm 2016 6 năm, 62 ngày | |
Thủ tướng | David Cameron |
Tiền nhiệm | Alan Johnson |
Kế nhiệm | Amber Rudd |
Bộ trưởng Bộ Phụ nữ và Bình đẳng giới | |
Nhiệm kỳ 12 tháng 5 năm 2010 – 4 tháng 9 năm 2012 | |
Thủ tướng | David Cameron |
Tiền nhiệm | Harriet Harman |
Kế nhiệm | Maria Miller |
Bộ trưởng Đối lập phụ trách Công việc và Lương hưu | |
Nhiệm kỳ 19 tháng 1 năm 2009 – 11 tháng 5 năm 2010 | |
Lãnh đạo | David Cameron |
Tiền nhiệm | Chris Grayling |
Kế nhiệm | Yvette Cooper |
Bộ trưởng Đối lập phụ trách Phụ nữ và Bình đẳng giới | |
Nhiệm kỳ 2 tháng 7 năm 2007 – 11 tháng 5 năm 2010 | |
Lãnh đạo | David Cameron |
Tiền nhiệm | Eleanor Laing |
Kế nhiệm | Yvette Cooper |
Nhiệm kỳ 15 tháng 6 năm 1999 – 18 tháng 9 năm 2001 Shadow Minister for Women | |
Lãnh đạo | William Hague |
Tiền nhiệm | Gillian Shephard |
Kế nhiệm | Caroline Spelman |
Lãnh đạo phe đối lập Hạ viện Anh | |
Nhiệm kỳ 6 tháng 12 năm 2005 – 19 tháng 1 năm 2009 | |
Lãnh đạo | David Cameron |
Tiền nhiệm | Chris Grayling |
Kế nhiệm | Alan Duncan |
Bộ trưởng Đối lập phụ trách Văn hóa, Truyền thông và Thể thao | |
Nhiệm kỳ ngày 6 tháng 5 năm 2005 – ngày 8 tháng 12 năm 2005 | |
Lãnh đạo | Michael Howard |
Tiền nhiệm | John Whittingdale |
Kế nhiệm | Hugo Swire |
Bộ trưởng Đối lập phụ trách Gia đình | |
Nhiệm kỳ ngày 15 tháng 6 năm 2004 – ngày 8 tháng 12 năm 2005 | |
Lãnh đạo | Michael Howard |
Tiền nhiệm | Chức vụ được thành lập |
Kế nhiệm | Chức vụ được thành lập |
Bộ trưởng Đối lập về Môi trường, Thực phẩm và Nông thôn và Bộ trưởng Đối lập phụ trách Giao thông | |
Nhiệm kỳ ngày 6 tháng 11 năm 2003 – ngày 14 tháng 6 năm 2004 | |
Lãnh đạo | Michael Howard |
Tiền nhiệm | David Lidington (Môi trường, Thực phẩm và Nông thôn) Tim Collins (Giao thông) |
Kế nhiệm | Tim Yeo |
Chủ tịch Đảng Bảo thủ Anh | |
Nhiệm kỳ ngày 23 tháng 7 năm 2002 – ngày 6 tháng 11 năm 2003 | |
Lãnh đạo | Iain Duncan Smith |
Tiền nhiệm | David Davis |
Kế nhiệm | Liam Fox The Lord Saatchi |
Bộ trưởng Đối lập phụ trách Giao thông | |
Nhiệm kỳ ngày 6 tháng 6 năm 2002 – ngày 23 tháng 7 năm 2002 | |
Lãnh đạo | Iain Duncan Smith |
Tiền nhiệm | Bản thân (Giao thông, Chính quyền Địa phương và Tôn giáo) |
Kế nhiệm | Tim Collins |
Bộ trưởng Đối lập phụ trách Giao thông, Bộ trưởng Đối lập phụ trách Cộng đồng và Chính quyền Địa phương | |
Nhiệm kỳ ngày 18 tháng 9 năm 2001 – ngày 6 tháng 6 năm 2002 | |
Lãnh đạo | Iain Duncan Smith |
Tiền nhiệm | Archie Norman (Môi trường, Giao thông và Khu vực) |
Kế nhiệm | Bản thân (Giao thông) Eric Pickles (Chính quyền Địa phương và Khu vực) |
Bộ trưởng Đối lập phụ trách Giáo dục và Bộ trưởng Đối lập phụ trách Việc làm | |
Nhiệm kỳ ngày 15 tháng 6 năm 1999 – ngày 18 tháng 9 năm 2001 | |
Lãnh đạo | William Hague |
Tiền nhiệm | David Willetts |
Kế nhiệm | Damian Green (Giáo dục và Kỹ nghệ) David Willetts (Việc làm và Lương hưu) |
Nghị sĩ Hạ viện Anh cho Maidenhead | |
Nhậm chức ngày 1 tháng 5 năm 1997 | |
Tiền nhiệm | Khu vực bầu cử được thành lập |
Số phiếu | 29,059 (54.0%) |
Thông tin cá nhân | |
Sinh | Theresa Mary Brasier 1 tháng 10, 1956 Eastbourne, Anh, UK |
Đảng chính trị | Bảo thủ |
Phối ngẫu | Philip May (1980-nay) |
Cha mẹ | Hubert Brasier Zaidee Barnes |
Alma mater | St Hugh's College, Oxford |
Theresa Mary May, Quý bà May, Nữ Nam tước May xứ Maidenhead[1] (/təˈriːzə/;[2] nhũ danh Brasier /ˈbreɪʒər/; sinh ngày 1 tháng 10 năm 1956) là một nữ chính trị gia người Anh đảm nhiệm cương vị Thủ tướng Vương quốc Anh và Lãnh tụ của Đảng Bảo thủ từ năm 2016 đến năm 2019. Bà đảm nhiệm vai trò Bộ trưởng Bộ Nội vụ từ 2010 tới 2016. Theresa May lần đầu được bầu làm Nghị sĩ Quốc hội (MP) của đơn vị bầu cử Maidenhead vào năm 1997. Về mặt lý thuyết, bà tự nhận mình là một người bảo thủ một quốc gia (one-nation conservative).
May lớn lên ở Oxfordshire và theo học trường St Hugh's College, Oxford. Từ năm 1977 đến năm 1983, bà làm việc cho Ngân hàng Anh, và từ năm 1985 đến năm 1997 tại Hiệp hội dịch vụ thanh toán Vương quốc Anh, cũng là một ủy viên hội đồng cho Durnsford ở Merton. Sau những nỗ lực không thành công để ứng cử vào Hạ viện vào các năm 1992 và 1994, bà được bầu làm Nghị sĩ Quốc hội, đại diện cho khu vực Maidenhead trong cuộc tổng tuyển cử năm 1997. Từ năm 1999 đến năm 2010, May đảm nhiệm một số chức vụ trong Nội các đối lập của William Hague, Iain Duncan Smith, Michael Howard, và David Cameron, bao gồm Bộ trưởng Giao thông và Bộ trưởng Việc làm và Lương hưu. Bà cũng là Chủ tịch Đảng Bảo thủ từ 2002 đến 2003.
Sau sự thành lập một chính phủ liên hiệp sau cuộc tổng tuyển cử năm 2010, May được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Bộ trưởng về Phụ nữ và Bình đẳng, từ nhiệm vai trò thứ hai vào năm 2012. Tái đắc cử sau chiến thắng của Đảng Bảo thủ trong cuộc tổng tuyển cử năm 2015, bà tiếp tục trở thành Bộ trưởng Bộ Nội vụ tại nhiệm lâu nhất trong hơn 60 năm. Trong nhiệm kỳ của mình, bà đã theo đuổi sự cải cách cho Liên đoàn Cảnh sát, một đường lối nghiêm khắc hơn về chính sách ma túy bao gồm việc cấm khat, giám sát việc giới thiệu các Ủy viên Cảnh sát và Tội phạm được bầu, trục xuất Abu Qatada, thành lập Cơ quan Tội phạm Quốc gia và bổ sung các giới hạn nhập cư.[3]
Sau sự từ chức của Cameron, May đã chiến thắng một cuộc bầu cử lãnh đạo vào tháng 7 năm 2016, trở thành nữ Thủ tướng thứ hai sau Margaret Thatcher. Với vai trò Thủ tướng, May đã bắt đầu quá trình rút Vương quốc Anh khỏi Liên minh châu Âu, kích hoạt Điều 50 vào tháng 3 năm 2017. Vào tháng 4 năm 2017, May đã kêu gọi một cuộc tổng tuyển cử bất thường vào tháng 6, với mục đích tăng cường quyền lực của bà trong các cuộc đàm phán Brexit.[4] Điều này dẫn đến một quốc hội treo, trong đó số ghế của Đảng Bảo thủ giảm từ 330 xuống 317, mặc dù đảng giành được số phiếu bầu cao nhất kể từ năm 1983, khiến bà phải làm trung gian cho một thoả thuận tín nhiệm và ngân sách với Đảng Liên hiệp Dân chủ (DUP) để hỗ trợ một chính phủ thiểu số.