Tim Berners-Lee

Sir Tim Berners-Lee
Berners-Lee, London, 2014
SinhTimothy John Berners-Lee
8 tháng 6, 1955 [1]
London[1], Vương quốc Anh
Quốc tịchAnh
Trường lớpThe Queen's College, Oxford (BA)
Nghề nghiệpNhà khoa học máy tính
Nhà tuyển dụngWorld Wide Web ConsortiumĐại học Southampton
Nổi tiếng vìPhát minh ra World Wide Web
Chức vịGiáo sư
Tôn giáoChủ nghĩa Phổ độ Nhất thể (Unitarian Universalism)
Phối ngẫu
  • Nancy Carlson
    (cưới 1990⁠–⁠2011)
  • Rosemary Leith (cưới 2014)
Con cái2
Cha mẹ
Giải thưởng
Websitewww.w3.org/People/Berners-Lee
Chú thích
Holder of the 3Com Founders Chair at MIT's Computer Science and Artificial Intelligence Laboratory

Sir Timothy John "Tim" Berners-Lee (sinh ngày 8 tháng 6 năm 1955),[3] cũng được biết đến với tên gọi TimBL, là một nhà khoa học máy tính người Anh, được biết đến nhiều nhất với vai trò là người phát minh ra World Wide Web. Ông là người đã đưa ra đề nghị về một hệ thống quản lý thông tin vào tháng 3 năm 1989,[4] và ông đã thực hiện việc giao tiếp thông tin thành công đầu tiên thông qua một giao thức truyền tải siêu văn bản (HTTP) giữa máy khách và máy chủ qua Internet vào khoảng giữa tháng 11 cùng năm.[5][6][7][8][9]

Berners-Lee là chủ tịch của World Wide Web Consortium (W3C), chuyên trách việc tiếp tục phát triển nền tảng Web. Ông cũng là sáng lập viên của Quỹ World Wide Web và là nhà nghiên cứu cấp cao và người giữ ghế sáng lập viên tại Phòng thí nghiệm Khoa học Máy tính và Trí tuệ Nhân tạo MIT (CSAIL).[10] Ông là giám đốc của chương trình Sáng kiến Nghiên cứu Khoa học Web (WSRI),[11] và là thành viên ban cố vấn của Trung tâm Tri thức Tập thể MIT.[12][13] Năm 2011, ông được bổ nhiệm làm thành viên hội đồng quản trị Quỹ Ford.[14]

Năm 2004, Berners-Lee được phong tước bởi Nữ hoàng Elizabeth II cho công lao mang tính tiên phong của mình.[15] Tháng 4 năm 2009, ông được bầu làm Cộng tác viên nước ngoài của Học viện Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ.[16][17] Được vinh danh trong danh sách 100 người quan trong nhất thế kỷ 20 của tạp chí Time, Berners-Lee đã nhận được một số lượng các giải thưởng khác cho phát minh của mình.[18] Ông được vinh danh là "Nhà phát minh của World Wide Web" trong lễ khai mạc Thế vận hội mùa hè 2012, với việc đích thân xuất hiện trong trạng thái đang làm việc với một chiếc máy tính NeXT Computer cũ kỹ tại London Olympic Stadium.[19] Ông đã tweet với ghi chú "This is for everyone" ("Điều này dành cho tất cả mọi người"),[20] thông điệp này ngay lập tức được hiển thị lên qua số đèn LCD gắn trên ghế của 80.000 khán giả.[19] Berners-Lee đã nhận được giải thưởng Turing năm 2016 "vì đã phát minh ra World Wide Web, trình duyệt web đầu tiên, và các giao thức và thuật toán cơ bản cho phép Web có thể mở rộng quy mô".[21]

  1. ^ a b “Berners-Lee biography at the World Wide Web Consortium”. W3.org. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2010.
  2. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên frs
  3. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên whoswho
  4. ^ “info.cern.ch – Tim Berners-Lee's proposal”. Info.cern.ch. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2011.
  5. ^ Tim Berners Lee's own reference. Ngày chính xác không rõ.
  6. ^ Berners-Lee, Tim; Mark Fischetti (1999). Weaving the Web: The Original Design and Ultimate Destiny of the World Wide Web by its inventor. Britain: Orion Business. ISBN 0-7528-2090-7.
  7. ^ Berners-Lee, T. (2010). “Long Live the Web”. Scientific American. 303 (6): 80–85. doi:10.1038/scientificamerican1210-80. PMID 21141362.
  8. ^ Shadbolt, N.; Berners-Lee, T. (2008). “Web science emerges”. Scientific American. 299 (4): 76–81. doi:10.1038/scientificamerican1008-76. PMID 18847088.
  9. ^ Berners-Lee, T.; Hall, W.; Hendler, J.; Shadbolt, N.; Weitzner, D. (2006). “Computer Science: Enhanced: Creating a Science of the Web”. Science. 313 (5788): 769–771. doi:10.1126/science.1126902. PMID 16902115.
  10. ^ “Draper Prize”. Massachusetts Institute of Technology. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2008.
  11. ^ “People”. The Web Science Research Initiative. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2011.
  12. ^ “MIT Center for Collective Intelligence (homepage)”. Cci.mit.edu. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2010.
  13. ^ “MIT Center for Collective Intelligence (people)”. Cci.mit.edu. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2010.
  14. ^ "Tim Berners-Lee and Martin Eakes Join Ford Foundation Board", Ford Foundation, ngày 29 tháng 9 năm 2011.
  15. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên tecb
  16. ^ “Timothy Berners-Lee Elected to National Academy of Sciences”. Dr. Dobb's Journal. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2009.
  17. ^ “72 New Members Chosen By Academy” (Thông cáo báo chí). United States National Academy of Sciences. ngày 28 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2011.
  18. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Time
  19. ^ a b Friar, Karen (ngày 28 tháng 7 năm 2012). “Sir Tim Berners-Lee stars in Olympics opening ceremony”. ZDNet. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2012.
  20. ^ Berners-Lee, Tim (ngày 27 tháng 7 năm 2012). “This is for everyone”. Twitter. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2012.
  21. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên :0

From Wikipedia, the free encyclopedia · View on Wikipedia

Developed by Tubidy