Toscana | |
---|---|
— Vùng của Ý — | |
Quốc gia | Ý |
Thủ phủ | Firenze |
Chính quyền | |
• Thủ hiến | Enrico Rossi (MDP) |
Diện tích | |
• Tổng cộng | 22.990,18 km2 (8,876,56 mi2) |
Dân số (2015) | |
• Tổng cộng | 3.749.430 |
• Mật độ | 160/km2 (420/mi2) |
Công dân[1] | |
• người Ý | 90% |
Múi giờ | CET (UTC+1) |
• Mùa hè (DST) | CEST (UTC+2) |
Mã ISO 3166 | IT-52 |
Thành phố kết nghĩa | Nablus |
GDP danh nghĩa | €106,1[2] tỉ (2008) |
GDP bình quân đầu người | €28500[3] (2008) |
NUTS-1 | ITE |
Trang web | www |
Toscana (phát âm [toˈskaːna]) là một vùng ở Trung Ý với diện tích chừng 23.000 kilômét vuông (8.900 dặm vuông Anh) và dân số khoảng 3,8 triệu người (2013). Thủ phủ vùng là Firenze (Florence trong tiếng Pháp).
Toscana nổi tiếng với phong cảnh xinh đẹp, truyền thống văn hóa, lịch sử và di sản nghệ thuật. Nơi đây được xem là cái nôi của sự Phục Hưng Ý[4] và là quê nhà của nhiều nhân vật giàu ảnh hưởng trong nghệ thuật và khoa học. Nơi đây còn gắn liền với những bảo tàng nổi tiếng như Uffizi và Palazzo Pitti. Toscana cũng được biết đến nhờ các loại rượu vang, như Chianti, Vino Nobile di Montepulciano, Morellino di Scansano và Brunello di Montalcino.
Toscana là một vùng du lịch trứ tiếng ở cả trong và ngoài nước Ý, với các điểm du lịch chính theo số khách năm 2014 là Firenze, Pisa, Montecatini Terme, Castiglione della Pescaia và Grosseto.[5] Làng Castiglione della Pescaia là điểm du lịch ven biển được tham quan nhiều nhất.[5] Ngoài những nơi trên, Siena, Lucca, vùng Chianti, Versilia và Val d'Orcia cũng vang danh toàn cầu và nổi tiếng toàn giới du lịch.
Bảy địa điểm ở Toscana được xác định là di sản thế giới: trung tâm lịch sử Firenze (công nhận năm 1982); quảng trường nhà thờ chính tòa Pisa (1987); trung tâm lịch sử San Gimignano (1990); trung tâm lịch sử Siena (1995); trung tâm lịch sử Pienza (1996); Val d'Orcia (2004); và Các dinh thự và khu vườn Medici (2013). Toscana có hơn 120 khu bảo tồn thiên nhiều. Năm 2012, Firenze là thành phố được viếng thăm nhiều thứ 89 thế giới, với trên 1,834 triệu khách du lịch.[6]