Ukraina

Ukraina
Tên bản ngữ

Quốc caShche ne vmerla Ukrayina
Ще не вмерла Україна
(tiếng Việt: "Ukraina bất diệt")
Tổng quan
Thủ đô
và thành phố lớn nhất
Kyiv
49°B 32°Đ / 49°B 32°Đ / 49; 32
Ngôn ngữ chính thức
và ngôn ngữ quốc gia
Tiếng Ukraina[1]
Sắc tộc
(2001)[2]
Tôn giáo chính
(2018)[3]
Tên dân cưNgười Ukraina
Chính trị
Chính phủCộng hòa nghị viện bán tổng thống nhất thể
Volodymyr Zelenskyy
Denys Shmyhal
Ruslan Stefanchuk
Lập phápVerkhovna Rada
Lịch sử
Thành lập
• Kiev Rus'
879
1199
18 tháng 8 năm 1649
10 tháng 6 năm 1917
1 tháng 11 năm 1918
22 tháng 1 năm 1919
10 tháng 3 năm 1919
1941-1944
24 tháng 8 năm 1991
1 tháng 12 năm 1991
28 tháng 6 năm 1996
18–23 tháng 2 năm 2014
Địa lý
Diện tích 
• Tổng cộng
603.628[4] km2 (hạng 45)
hoặc 233.013/ 223.013 mi2
• Mặt nước (%)
3,8[6]
Dân số 
• Ước lượng tháng 1 năm 2022
Giảm 41.167.336[5]
(không bao gồm Krym) (hạng 36)
• Điều tra 2001
48.457.102[2]
73,8/km2 (hạng 115)
191/mi2
Kinh tế
GDP  (PPP)Ước lượng 2021
• Tổng số
Tăng $584 tỉ[7] (hạng 48)
Tăng $14.150[7] (hạng 108)
GDP  (danh nghĩa)Ước lượng 2021
• Tổng số
Tăng $181 tỉ[7] (hạng 56)
• Bình quân đầu người
Tăng $4.380[7] (hạng 119)
Đơn vị tiền tệHryvnia (₴) (UAH)
Thông tin khác
Gini? (2019)Tăng theo hướng tiêu cực 26,6[9]
thấp
HDI? (2019)Tăng 0,779[10]
cao · hạng 74
Múi giờUTC+2[8] (EET)
• Mùa hè (DST)
UTC+3 (EEST)
Giao thông bênphải
Mã điện thoại+380
Mã ISO 3166UA
Tên miền Internet

Ukraina (phát âm tiếng Việt: U-crai-na; tiếng Ukraina: Україна, chuyển tự Ukrayina, phát âm [ʊkrɐˈjinɐ] ) là một quốc gia thuộc khu vực Đông Âu. Ukraina giáp với Nga về phía Đông, Belarus về phía Bắc, Ba Lan, SlovakiaHungary về phía Tây, RomâniaMoldova về phía Tây Nambiển Đen cùng biển Azov về phía Nam. Thủ đô là thành phố Kyiv.

Ukraina bao gồm 24 tỉnh, một nước Cộng hòa tự trị (Krym) và hai thành phố có địa vị pháp lý đặc biệt là thủ đô KievSevastopol. Ukraina theo thể chế cộng hòa lưỡng tính.

Lịch sử Ukraina bắt đầu từ khoảng thế kỷ IX của Công Nguyên khi vùng đất này trở thành trung tâm của nền văn minh Đông Slav với quốc gia Rus Kyiv hùng mạnh tồn tại đến thế kỷ XII. Khi đế quốc Mông Cổ của Thành Cát Tư Hãn trỗi dậy và bành trướng, Rus Kyiv bị Mông Cổ chinh phục và chịu cảnh nô lệ trong suốt nhiều thế kỷ. Sau khi Mông Cổ suy yếu, lãnh thổ của Ukraina lại bị phân chia giữa nhiều thế lực khác nhau tại Châu Âu, cụ thể là Ba Lan, Thổ Nhĩ KỳNga. Đến thế kỷ XIX, khi Nga bành trướng và đánh bại hai địch thủ còn lại, hầu hết lãnh thổ của Ukraina nằm trong Đế quốc Nga. Năm 1922, Ukraina trở thành một nước đồng sáng lập Liên bang Xô viết đồng thời trở thành một nhà nước cộng hòa theo thể chế Xã hội chủ nghĩa nằm trong Liên Xô. Năm 1991, Liên Xô sụp đổ và Ukraina lại trở thành một quốc gia độc lập. Từ đó đến nay, Ukraina tiến hành mở cửa, xây dựng nền kinh tế thị trường và trở thành quốc gia có trình độ phát triển cao ở Đông Âu. Tuy nhiên trong những năm gần đây, khủng hoảng chính trị, tham nhũng cùng chiến tranh với Nga đã làm Ukraina mất quyền kiểm soát ở một số vùng lãnh thổ trọng yếu, khiến cho tình hình đất nước đi xuống trầm trọng.

  1. ^ “Law of Ukraine "On ensuring the functioning of Ukrainian as the state language": The status of Ukrainian and minority languages”. ngày 20 tháng 10 năm 2020.
  2. ^ a b Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Ethnic composition of the population of Ukraine, 2001 Census
  3. ^ Особливості Релігійного І Церковно-Релігійного Самовизначення Українських Громадян: Тенденції 2010-2018 [Features of Religious and Church - Religious Self-Determination of Ukrainian Citizens: Trends 2010-2018] (PDF) (bằng tiếng Ukraina), Kyiv: Razumkov Center in collaboration with the All-Ukrainian Council of Churches, ngày 22 tháng 4 năm 2018, tr. 12, 13, 16, 31, lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 26 tháng 4 năm 2018
    Sample of 2,018 respondents aged 18 years and over, interviewed 23–ngày 28 tháng 3 năm 2018 in all regions of Ukraine except Crimea and the occupied territories of the Donetsk and Lugansk regions.
  4. ^ “Ukraine”. The World Factbook (bằng tiếng Anh). Central Intelligence Agency. ngày 23 tháng 3 năm 2022.
  5. ^ “Population (by estimate) as of ngày 1 tháng 1 năm 2022”. ukrcensus.gov.ua. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2022.
  6. ^ Jhariya, M.K.; Meena, R.S.; Banerjee, A. (2021). Ecological Intensification of Natural Resources for Sustainable Agriculture. Springer Singapore. tr. 40. ISBN 978-981-334-203-3. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2022.
  7. ^ a b c d “WORLD ECONOMIC OUTLOOK (OCTOBER 2021)”. IMF.org. International Monetary Fund.
  8. ^ Рішення Ради: Україна 30 жовтня перейде на зимовий час [Rada Decision: Ukraine will change to winter time on 30 October] (bằng tiếng Ukraina). korrespondent.net. ngày 18 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2011.
  9. ^ “GINI index (World Bank estimate) - Ukraine”. data.worldbank.org. World Bank. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2021.
  10. ^ Human Development Report 2020 The Next Frontier: Human Development and the Anthropocene (PDF). United Nations Development Programme. ngày 15 tháng 12 năm 2020. tr. 343–346. ISBN 978-92-1-126442-5. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2020.

From Wikipedia, the free encyclopedia · View on Wikipedia

Developed by Tubidy