Wikipedia tiếng Việtkhông bảo đảm và không chịu trách nhiệm về tính pháp lý và độ chính xác của các thông tin có liên quan đến y học và sức khỏe. Độc giả cần liên hệ và nhận tư vấn từ các bác sĩ hay các chuyên gia. Khuyến cáo cẩn thận khi sử dụng các thông tin này. Xem chi tiết tại Wikipedia:Phủ nhận y khoa và Wikipedia:Phủ nhận về nội dung.
Vi rút rota
Ảnh chụp bằng kính hiển vi điện tử của vi rút rota. Thanh ngang = 100 nm
Virus rota là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh tiêu chảy nặng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ [1], và là một trong số các loại vi rút gây nhiễm trùng thường được gọi là cúm dạ dày, mặc dù không có liên quan đến cúm. Nó là một chi của vi rút RNA kép trong họReoviridae. Đến tuổi lên năm, gần như mọi trẻ em trên thế giới đã bị nhiễm vi rút rota ít nhất một lần [2]. Tuy nhiên, với mỗi lần nhiễm, hệ miễn dịch lại phát triển, và các lần nhiễm tiếp theo ít nghiêm trọng hơn [3]; người lớn ít khi bị ảnh hưởng [4]. Có năm loài vi rút này, được gọi là A, B, C, D và E [5] Rota loại A là loài phổ biến nhất, gây ra hơn 90% số ca nhiễm vi rút rota ở người.
Vi rút này được truyền bởi đường phân-miệng. Nó lây nhiễm và phá hủy tế bào ở thành ruột non và gây ra viêm dạ dày ruột. Mặc dù vi rút rota đã được phát hiện vào năm 1973 [6] và gây ra tới 50% số ca nhập viện do tiêu chảy cấp ở trẻ sơ sinh và trẻ em,[7] tầm quan trọng của nó vẫn không được biết đến rộng rãi trong sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là ở những nước đang phát triển[8]. Ngoài tác hại của nó đối với sức khỏe con người, vi rút rota còn lây nhiễm trong động vật, và là một mầm bệnh của vật nuôi [9].
Bệnh tiêu chảy do vi rút rota gây ra thường được kiểm soát dễ dàng, tuy nhiên trên toàn thế giới, mỗi năm vẫn có hơn 500.000 trẻ em dưới năm tuổi chết vì nhiễm vi rút rota [10] và có thêm gần hai triệu người mang bệnh nặng [8]. Tại Hoa Kỳ, trước khi bắt đầu chương trình tiêm chủng vi rút rota, vi rút này gây ra mỗi năm khoảng 2,7 triệu trường hợp viêm dạ dày ruột nặng ở trẻ em, gần 60.000 ca nhập viện, và khoảng 37 ca tử vong [11]. Các chiến dịch sức khỏe công cộng để chống vi rút rota tập trung vào việc cung cấp bù nước điện giải cho trẻ em bị nhiễm và tiêm chủng để ngăn ngừa bệnh [12].
^
Bishop RF, Davidson GP, Holmes IH, Ruck BJ (1973). “Virus particles in epithelial cells of duodenal mucosa from children with acute non-bacterial gastroenteritis”. Lancet. 2 (7841): 1281–3. doi:10.1016/S0140-6736(73)92867-5. PMID4127639.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
^Rheingans RD, Heylen J, Giaquinto C (2006). “Economics of rotavirus gastroenteritis and vaccination in Europe: what makes sense?”. Pediatr. Infect. Dis. J. 25 (1 Suppl): S48–55. doi:10.1097/01.inf.0000197566.47750.3d. PMID16397429.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
^Fischer TK, Viboud C, Parashar U (2007). “Hospitalizations and deaths from diarrhea and rotavirus among children <5 years of age in the United States, 1993–2003”. J. Infect. Dis. 195 (8): 1117–25. doi:10.1086/512863. PMID17357047.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
^Diggle L (2007). “Rotavirus diarrhoea and future prospects for prevention”. Br. J. Nurs. 16 (16): 970–4. PMID18026034.